thế giặc, chống đánh lấy được, thường đánh hơn mười trận, đều được cả.
Quân giặc cả sợ, lui giữ Bản Tân.
Mùa đông năm ấy, quân họ Trịnh phạm đến Đô thành, Duệ Tông chạy đi
Quảng Nam, sai Hoàng tôn Dương đi trước qua ải Hải Vân. Mùa xuân năm
Ất Mùi, vua đóng ở xứ Giá Tân, cho triệu Cửu Dật đến hành tại bàn việc.
Bèn sách lập Hoàng tôn Dương làm Đông cung, coi quân đánh dẹp. Cửu
Dật ở vài ngày, Nhạc sai bọn Lý Tài đem thuyền quân ra cửa biển Đại Áp,
Nhạc đi men núi ra sông Thu Bồn, hai đường đến xâm phạm, Cửu Dật cùng
giặc đánh nhau không lợi, chạy đến núi Trà Sơn, Duệ Tông chạy đi Gia
Định, để Đông cung lại lui đóng đồn đất Câu Đê để hệ thuộc lòng người.
Nhạc mưu muốn đón Đông cung lập lên làm thế lực để mê hoặc dân chúng.
Bèn sai bọn lũ là Thống suất Diện, Tiền phong Tường đem 2000 quân đóng
đồn ở các xứ Thuý Loan, Bồ Bản làm thượng đạo; Tập Đình, Lý Tài đem
2000 quân đóng đồn ở xứ Ba Độ làm trung đạo, Đốc chiến Phong, Hổ
tướng Hân đem 2000 quân đóng đồn ở Hà Thân làm hạ đạo; giao ước rằng
ai đón dược Đông cung thì được công cao hơn hết. Đông cung sai người dỗ
bảo bọn Diện và Tường vào Nam, bọn Diện đều chịu mệnh. Đông cung đi
đến xứ Ô Dã, Lý Tài bức bách đón về Hội An. Quân của Ngũ Phúc đi qua
núi Hải Vân, Nhạc sai Tập Đình làm Tiên phong, Lý Tài làm Trung quân,
Nhạc tự làm Hậu đội cùng quân Bắc đánh nhau ở Cẩm Sa. Quân của Tập
Đình bị quân đột kỵ của Trịnh đánh và dày xéo phải chết và bị thương rất
nhiều. Nhạc cùng Lý Tài lui về Bản Tân. (Nhạc cho Tập Đình là người
hung bạo khó kiềm chế, nhân lúc thua quân mưu muốn giết đi. Tập Đình sợ
chạy sang Quảng Đông, sau bị Tổng đốc nước Thanh giết chết). Nhạc bèn
đón Đông cung về Quy Nhơn, khi ấy, quân Hoàng Ngũ Phúc đóng đồn ở
Quảng Nam, quân của Tống Phúc Hợp tiến đến Phú Yên, Nhạc sợ không
chống được, bèn thiên Đông cung đến các xứ Hà Liêu, An Thái, đem hết
của báu để ở Tây Sơn thượng để tránh. Bèn sai bè lũ là bọn Phan Văn Tuế
cầm thư và vàng lụa xin hàng nộp đất 3 phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú
Yên cho Ngũ Phúc, cầu làm tiểu tướng, làm quân tiền khu cho đại quân tiến
lấy Gia Định. Ngũ Phúc nghe cho, bèn tạm bổ cho Nhạc làm Tây Sơn hiệu