sang bảo hộ, bản tâm không phải lợi về đất cát, vì là cứu giúp tai nạn, nghĩa
phải như thế. Nên phải nghĩ kỹ đấy. Người Xiêm tiếp được thư rồi ngầm lui
binh về.
Năm thứ 10, tháng 2, Xiêm sai bọn Phi Nhã là Phì Phạt sang dâng phương
vật và trong thư có nói: Tội trạng của Năc Ông Chân tự tiện giết bọn Cao
La Hâm Mang và Trà Tri Biện, vua sai Nguyễn Văn Thành hỏi lại rằng:
Cao La Hâm Mang và Trà Tri Biện ngầm mưu bội nghịch; Nặc Ông Chân
là quốc quân đem giết đi, cũng như bề tôi ở nơi phong cương giết kẻ lại làm
trái phép, sao lại có tội. Huống hồ nước Xiêm phong cho ai không có giấy
tờ rõ rệt để gây nên mối họa, há nên chuyên trách về Nặc Ông Chân ư? Sứ
giả lại xin sai Chân thân sang nước Xiêm để hội họp chôn cất Phật vương
trước. Vua lại sai dụ rằng: Nước Cao Man từ khi có nước tới giờ, chưa có lễ
nào phải thân đến mừng hay viếng. Nếu có lỗi lệch thì đưa thư răn bảo là
phải, hay sai sứ đến trách là phải, há có thể bảo phải khinh suất bỏ nước mà
đi ư? Kể ra, lấy nước lớn mà vỗ nuôi nước nhỏ, là thuận đạo trời, nếu nước
người trái đạo trời mà làm, thì việc của Chân làm không thể biết được. Sứ
giả không có lời lẽ gì mà đối đáp lại được nữa.
Năm thứ 11, tháng 9, Xiêm sai sứ đưa thư lại nói: Trước đây anh em Nặc
Ông Chân không hòa thuận, đem binh đánh nhau, phụ ơn nghĩa của hai
nước lớn có công vỗ nuôi. Nên người Xiêm sai thân tín trọng thần dụ bảo
rằng nên hòa thuận với nhau, không ngờ Nặc Ông Chân trong lòng ngờ sợ,
đem gia quyến đi. Quân Xiêm phải niêm phong kho tàng, sửa lại thành bảo
để đợi Chề, không dám có bụng gì khác. Nay Chân đến ở Gia Định nhờ tựa
uy linh, thì công việc xử trí như thế nào, bởi tự triều đình xếp đặt, người
Xiêm không dám không theo mệnh. Vua sai phúc thư đáp lại, ước hẹn nước
Xiêm phải đưa Chân về nước; lại đưa cả bức thư của nước Xiêm cho Chân
xem, và dụ Chân rằng "Việc vương về nước không phải là ý người Xiêm,
nhưng sở dĩ yêu cầu người Xiêm phải hội họp, là tấm lòng của trẫm chịu
khó vì vương mà thu xếp muốn cho vương cùng với người Xiêm không