7 tên tướng Xiêm, bắt chém bọn giặc vài nghìn người, thu lại đất cát Giặc
Xiêm lại chia quân làm hai đường, một đạo do phủ Trấn Ninh, Trấn Tĩnh ở
Nghệ An; một đạo do châu Ba Lan ở Cam Lộ nhiều lần đến lấn. Bèn chia
sai quan binh tới dẹp đánh được luôn mấy trận. Từ đó giặc Xiêm sợ không
dám động nữa, cõi ven được êm lặng.
Năm thứ 21, phát ra cái án là con gái Nặc Ông Chân tên là Ngọc Biện tư
thông đưa thư cho cậu là nghịch Mao mưu trốn sang Xiêm, tù trưởng nước
Xiêm nhân đó ở trong xui giục mượn tiếng là lập tên Dun để làm cớ, tên
Dun thì dựa Xiêm làm viện trợ cùng với Chất Tri đều đến Hải Tây. Đô đốc
là Vũ Đức Trung, Tuyên phủ là Nguyễn Song Thanh bị giặc vây giữ. Lúc
đầu không rõ là viện binh của Xiêm mục Chất Tri, đến khi biết ra, bèn
khuất ý tự tiện giảng hòa, bỏ Hải Tây về. Bọn Phạm Văn Điển, Nguyễn
Tiến Lâm đến ngay hội quân để đánh dẹp. Các biền binh họp đông như
mây, một trận đánh nhau ở Hải Đông, quân Xiêm mất vía mà Xiêm mục là
Chất Tri giúp kẻ làm bậy ở Hải Tây, đưa thư đến xin giảng hòa, nói là đã
sai người về tâu với Tù trưởng Xiêm rồi, nay hắn về Bắc Tâm Bôn đợi tiếp
được tờ của Tù trưởng Xiêm đưa đến thì lập tức sai người đến Trấn Tây
thông báo. Tướng quân ở Trấn Tây là Trương Minh Giảng đem việc tâu
lên, sớ ấy giao xuống đình thần bàn, đình thần đều nói rằng, xin cho tướng
quân, tham tán biên thư đưa giao cho Chất Tri, đại ước nói nước ta cùng
với nước Xiêm từ trước vẫn thông hiếu, nguyên không có hiềm khích gì,
nay Xiêm tù nhẹ dạ nghe lời tên Dun vượt cõi tới đây. Nay đã biết rõ phải
trái, tự cầu hòa trước rút quân lui về. Quan binh của bản quốc vẫn đóng giữ
bờ cõi, không được làm càn sinh ra hiềm khích ở ngoài biên. Đến như việc
hòa hiếu sự thể rất trọng đại, phải do Chất Tri báo cho Xiêm tù biết, đợi có
thư của Xiêm tù tới, bản quân môn sẽ chuyển tâu lên, cũng có thể nên hòa
cục, đại ý như thế. Bèn sai bọn Trương Minh Giảng viết thư phái người đưa
giao cho Chất Tri, Chất Tri không có thư đáp lại.
Năm Thiệu Trị thứ 2, tháng 2, giặc Xiêm lại chia đường vào ăn cướp, một
đạo do đường Hà Tiên; một do sông Vĩnh Tế. Bên ta Đoàn Văn Sách do