Hai nước này ở phía trên nước Nam Bàn, thời Lê Thánh Tôn đánh được
nước Chiêm Thành, dựng dòng dõi nước Nam Bàn, cắt đất từ núi Thạch trở
về phía Tây ban cho, có độ hơn năm mươi thôn lạc, trong nước có núi Bà
Nam rất cao, Thủy vương ở phía Đông núi, Hỏa vương ở phía Tây núi. Bản
triều ta buổi đầu cho là địa giới giáp Phú Yên, nên 5 năm một lần sai người
tới nước đó cho các phẩm vật (áo mũ gấm, nồi đồng, sanh đồng, và đồ sứ
như chén dĩa v.v … ), hai nước được ban cho tức thì đem các phương vật
kỳ nam, sáp vàng, lộc nhung, mật gấu và voi đực) sang dâng.
Năm Tân Mùi, Thế Tông Hoàng đế năm thứ 13 (1751) hai nước đến cống,
vua ban cho hậu rồi cho về. Sau cứ theo lệ thường đến cống. Tới khi có
loạn Tây Sơn, không đến cống nữa. Gia Long năm đầu, sứ hai nước đến
Phú Yên nộp lễ vật, vua hậu thết đãi sứ giả rồi cho về
Minh Mạng năm đầu, Quốc trưởng Thủy Xá là Ma Ất sai sứ cầm các vật đã
ban cho đồng thau sáp vàng làm tin, tới bảo Phúc Sơn, trấn Phú Yên, nộp lễ
vật xin cống. Năm Nhâm Ngọ, Minh Mạng thứ 3, Ma Ất chết, việc sang
cống không làm xong. Năm Quý Mùi, Minh Mạng thứ 4, người trong nước
suy tôn người em là Ma Mú lên làm vua, Mú cố từ, chỉ tạm thay làm việc
nước. Lại sai sứ xin cống nhưng chưa đi thì Ma Mú chết, em là Ma Lam
nối dựng, thường muốn cầu thông hiếu mà không có ai sai đi được.
Năm Kỷ Sửu, Minh Mạng thứ 10, tháng 3, Thánh Tổ Nhân Hoàng đế cho
là nước ấy lễ cống không đưa đến, sai Suất đội ở thuộc trấn là Nguyễn Văn
Quyền đến thăm dò tình trạng. Khi đến, Ma Lam rất mừng, tỏ bày hết tình
hình, rồi sai bọn thuộc hạ là bọn Ma Diên, Ma Xuân đem một chiếc ngà voi
theo Quyền xin thông hiếu giữ lễ cống. Trấn thần tâu lên, vua sai thưởng
cho Quốc trưởng: Nhiễu màu đỏ, màu lam mỗi thứ một tấm, sa nam 20
tấm, và bọn Ma Diên áo quần bằng sa, chừu cùng bạc lạng. Lại hỏi Thủy
Xá Hỏa Xá là một nước hay là hai nước? Sứ giả nói: Nước ấy là Hỏa Xá,
quốc trưởng gọi là Hoả vương, chưa từng nghe ai nói có nước Thủy Xá gọi