Ông thường theo vua đi đánh dẹp, tham bàn mưu chước, vua ngày càng yêu
quý chú ý lắm. Năm Gia Long thứ 4, kiêm giữ việc cầm lái thuyền. Khi ấy,
thiên hạ mới định, việc chuyên chở ở miền Nam, miền Bắc, chính là quan
chẩn, ông để ý xếp đặt đều ổn thỏa, của dùng trong nước đầy đủ thừa thãi.
Thế Tổ cùng ông bàn đạo trị nước, hỏi rằng: người ta nói Nghiêu Thuấn
không làm gì mà nước được trị là thế nào? Ông thưa rằng: sách "Đại học
diễn nghĩa" của Chân Đức Tứ, bàn đã kỹ rồi; nhân đem sách ấy tiến lên.
Năm Gia Long thứ 6 sung làm đề điệu trường thi hương Kinh Bắc (nay là
tỉnh Bắc Ninh). Năm thứ 12, thăng thượng thư bộ Lễ. Ông sớm khuya kính
cẩn trong sạch, tham khảo sáng kiến nhiều việc bổ ích. Năm thứ 15 xin đặt
kho ở xã đề phòng chẩn cấp về năm mất mùa. Thế Tổ dụ rằng: phép ấy tuy
hay, nhưng người chủ thủ khó có thể được người tốt cả, sợ làm hại cho dân.
Việc ấy rồi không thi hành. Mùa dông năm ấy, kiêm quản Khâm thiên giám
sự vụ.
Năm thứ 18 (1819) mùa đôế Tổ mất, ông vâng mệnh thảo tờ chiếu để lại,
cùng Lê Văn Duyệt chịu mệnh lệnh của Thế Tổ dặn lại.
Năm Minh Mạng thứ 1 (1820) bàn lễ ngày kỵ các miếu. Thánh Tổ dụ bộ Lễ
rằng: Theo lễ thì có tang không tế. Lại nói rằng: "Người quân tử có tang để
suốt đời tức là ngày kỵ", thì có thể biết lễ kỵ không phải là cát tế, sau này
gặp ngày kỵ các miếu thì làm thế nào? Ông xin vua mặc áo lễ phục thân
đến tế: vua theo lời. Bàn về nghi tiết lễ tế tưởng. Thánh Tổ nói rằng: Trước
ngày tế luyện (tế tiểu tường) một ngày, có cáo tế không ? Ông thưa rằng: kỵ
thì có cáo tế, còn luyện thì không. Xưa kia tiên đế để tang Hiếu Khang
Hoàng hậu cũng vậy. Thánh Tổ nói rằng: Tiên đế chế ra lễ, trẫm không dám
trái, nhưng không cáo yết trước mà tế, trong lòng có chỗ chưa yên, đến kỳ
trẫm nên đem con em đến dự cáo trước, trăm quan lạy theo là được.
Khi kính sửa ngọc phả, ông cùng Thống chế là Tôn Thất Dịch sung làm
chức giám tu. Việc này mới làm bắt đầu, bàn ra ý chép của nội dung và thể