giấu kín đi; người lần chép sách sau cũng chưa biết. Năm Tự Đức thứ 2,
mới xét ra bản thảo để lại, cộng hơn 130 tập, mới được hiệu đính thành
sách, cũng có thể thấy được tấm lòng săn sóc đến nơi đến chốn cẩn thận
của ông vậy.
Năm thứ 10, đức Kim thượng truy xét lại nguồn phát phúc (48) sai các
quan ở viện Tập Hiền là Phan Thanh Giản, Trương Quốc Dụng xét soạn
hành trạng của ông khắc vào bia ở mộ, để lưu truyền mãi không mất.
Ông có 4 con, con cả là Đăng Tuấn, tặng là Lễ bộ Lang Trung; con thứ 2 là
Đăng Tá, tặng là Lễ bộ viên ngoại lang; con thứ 3 là Đăng Thiệu; ấm thụ
cai đội; con thứ 4 là Đăng Thuật đã làm quan đến bộ Lễ bộ lang trung,
được tuyển vào lấy công chúa, đổi bổ làm Phò mã đô úy dự vào triều tiền
yết. Khi chết tặng là Lễ bộ thị lang.
QUYỂN 6
TRUYỆN CÁC QUAN. MỤC III
Võ Tánh
Võ Tánh: Tiên tổ là người Phúc Yên, tỉnh Biên Hòa, sau dời nhà đến Bình
Dương. Tổ là Đỗ, tặng là Cai cơ; cha là Toán, tặng Chưởng cơ. Anh là
Nhàn làm quan đến Cai cơ, là thuộc tướng của Đỗ Thanh Nhân, khi Thế Tổ
đã giết được Thành Nhân, Nhàn họp bọn giặc Đông Sơn còn lại để làm
phản, vua bắt được đem giết đi.
Năm Giáp Thìn, giặc Tây Sơn vào cướ p Gia Định, vua ngự sang thành
Vọng Các. Tánh nhân bọn lũ của Nhàn còn lại ngầm kết với người hào kiệt,
nổi nghĩa binh ở Phù Viên (thuộc Gia Định) để đánh giặc.