Lại cho Gia Định là nơi bảo chướng trọng yếu, quân không thể thiếu được,
dâng biểu xin lập thêm quân Trấn vũ, đóng chiến thuyền, cho việc vũ bị
được vững mạnh. Nhân lại dâng sớ nói: Trị nước cốt phải ở nhân tài, thi
hành chính sách không gì hơn giáo hóa. Trước đây, trời mới mở mang
người ở Gia Định bỏ việc bút nghiên đã lâu. Nay non sông xây dựng lại
trong nước thanh bình, chính là lúc học giả được thành sự nghiệp; xin định
rõ điều lệ dạy học, mỗi xã chọn một người đức hạnh, văn học, tha cho lao
dịch, để dạy bảo con em trong làng, 8 tuổi trở lên, vào nhà tiểu học, sau học
đến Hiếu kinh Trung kinh, 12 tuổi trở lên, trước hết độc Thi Thư, sau đến
Lễ Dịch, Xuân thu, rồi họng đến các sách tử sử. Nếu ai còn dám uống rượu
đánh bạc, theo đi hát xướng thì kêu quan trừng trị để răn kẻ lười, khiến cho
học trò được thành đạt, để đền đáp tấm lòng ném giáo mác, học sáu nghề
(56) của thánh thượng. Vua rất khen ngợi.
Năm thứ 3, (1804) mùa xuân, Nhân dâng sớ xin tha, giảm 5 phần 10 thuế
thóc cho hạng dân đồn điền già yếu, và khe ngòi nguyên trước không có
thuế, gần đây vì kẻ lại giảo quyệt mưu lợi, bắt nộp tất cả, thường đến nhiễu
dân, xin tha cho thuế ấy. Vua y cho. Bỗng lại sai Trung sứ đem cho thanh
bảo đao; rồi truy phong cho ông cha ba đời.
Năm ấy xây đắp kinh thành; Nhân dâng sớ nói: Nay trong nước mới yên,
mà công việc làm luôn, sợ (1òng dân ) sinh ra ta oán,xin phát nhiều bạc,
tiền thưởng cấp cho dân, khiến dân vui lòng để quên sự khó nhọc, vua
xuống chiếu khen ngợi.
Năm thứ 4, (1805) Nhân được tuyên triệu về kinh bệ kiến, ban cho 500
quan tiền, gia thêm tiền lương bổng lệ, sai hội đồng với ban văn tham khảo
điều lệ.
Năm thứ 7, (1808) thay Nguyễn Văn Trương làm Tổng trấn Gia Định, kiêm
lĩnh hai trấn Bình Thuận, Hà Tiên ở xa.