Minh Mạng năm thứ nhất, (1820), Nhân dâng biểu xin vào viếng, vua y
cho. Khi đến kinh, triệu vào yết kiến ở tiện điện (59), thong dong cho ngồi,
hỏi thăm hồi lâu; gặp Thái trưởng công chúa (60) là Ngọc Tú đến xin đặt
đàn làm chay, vua đem việc ấy hỏi Nhân rằng: Khi trước tiên đế để tang
Hiếu Khang Hoàng hậu (61) từng làm đàn ấy, trẫm nghĩ làm con thờ cha
mẹ, thà lỗi về quá hậu, ý ngươi thế nào? Nhân tâu rằng: Tiên đế làm đàn
chay ấy, là nhớ đến chí ý của Hiếu Khang hoàng hậu, nghĩ đến sự vui lòng
bà không phải lấy điều họa phúc báo ứng làm đáng tiạ nối ngôi nên lấy lễ
nghĩa để định đoạt để cho trong triều không có sự lầm lỗi, kẻ dưới không
có lời bàn riêng, há phải việc gì cũng theo thói cũ, mới là hiếu ư? Công
chúa có xin chỉ cấp cho nhu phí, để cho tự làm lấy, là được. Vua bèn làm
đàn chay 21 ngày ở chùa Thiên Mụ, sai công chúa làm chủ.
Năm thứ 2, (1821), mùa hạ, Nhân sung làm Sử quán Tổng tài. Vua thường
hỏi Nhân rằng: Người ở Gia Định vốn sợ Lê Văn Duyệt, mà trộm cướp
không hết hẳn được; há vì đói rét bức bách mà thế chăng? Nhân thưa rằng:
Đất ấy có nhiều lũng, chằm, trộm cướp dễ tụ họp, huống chi dân ấy, ngày
thường không biết tích trữ, ngoài 5 giống thóc không trồng trọt gì, chợt gặp
năm mất mùa, lòng gian tà dễ sinh. Thần trước làm Tổng trấn, đã thi thế
nhiều phương pháp rút cục không thể dẹp yên được.
Mùa thu năm ấy, ngự giá Bắc tuần, hoàng trưởng tử (tức là Hiến Tổ
Chương Hoàng đế) (62) lưu ở lại kinh trông coi việc quân, quốc quan
trọng. Nhân cùng Tôn Thất Bích, Lê Bá Phẩm sung làm lưu kinh đại thần.
Năm thứ 3, (1822), mùa xuân, Nhân chết, tuổi 70, được truy tặng Dực vận
Đổng đức Công thần, Đặc tiến Trụ quốc Thượng tướng quân, Thượng trụ
quốc Thái bảo Quận công; cho tên thụy là Trung Cẩn và ban cho nhiều
gấm, lụa, tiền, bạc; nghỉ triều 3 ngày, sai quan ban tuần tế, vua bảo Trịnh
Hoài Đức rằng: Nhân là đại thần huân cựu, trung thành, cẩn hậu, bất hạnh
chết đi lòng trẫm rất thương. Lại bảo rằng: Nhân lúc sinh bình, vốn rất
kiệm ước, tế điện trẫm muốn theo hậu. Bèn sai xuất tiền kho ra, ngày cúng