Các con của Hiến Tổ: (Gồm 29 người. Con thứ hai tức là Dực Tông Anh
Hoàng Đế. Con trưởng tức là Đinh Bảo, lúc đầu phong làm Kiến Phong
Công, sau bị tội, phế làm thứ nhân, đổi theo họ mẹ. Con thứ 29 tức là Hiệp
Hòa phế đế. Còn 26 người, chép vào truyện 25 người, chưa chép vào truyện
1 người).
Thái Thịnh Quận vương Hồng Phó
Con thứ 3 của Hiến Tổ Chương Hoàng Đế, mẹ là Tài nhân họ Trương,
người ở Phú phủ Thừa Thiên, con gái của Chánh đội Đình Tuyên, sinh năm
Minh Mạng thứ 14. Lúc mới làm hoàng tử có học hạnh. Năm Thiệu Trị thứ
6, phong làm Thái Quốc công. Năm Tự Đức thứ 3 1 , tấn phong làm Thái
Thịnh Công. Năm Thành Thái thứ 2 thì chết, lúc 58 tuổi thụy là Trang
Cung, dựng đền ở xã An Cựu thuộc Hương Thủy. Năm thứ 9, truy tặng là
Thái Thịnh Quận vương. Có 26 con trai, 29 con gái. Con thứ 3 con vợ thứ
là Ung Ngân, lúc đầu được tập phong, sau có tội bị phế làm thứ nhân.
Thụy Thái Vương Hồng Y
Tên tự là Quân Bác. Con thứ 4 của Hiến Tổ Chương Hoàng Đế, mẹ là Thục
phi họ Nguyễn Văn, người ở Lệ Thủy, Quảng Bình, con gái của Chưởng cơ
lĩnh binh là Văn Phượng. Sinh năm Minh Mạng thứ 14. Vương lúc bé kỳ
dị, thông minh khác thường, đến khi lớn học rộng thơ hay, được vua rất
yêu. Năm Thiệu Trị thứ 2, vua ngự giá ra Bắc làm lễ bang giao, sai vương
cùng hoàng tử thứ 2, tức Dực Tông Anh Hoàng Đế cùng đi. Vương hầu liền
bên cạnh cẩn thận. Khi vua về kinh, được ban khen. Năm thứ 6, sách phong
làm Kiến Thụy Công. Đầu thời Tự Đức, vương cùng Tùng Thiện Quận
vương vào hầu vua ở vườn sau tập bắn. Vua nhân làm 16 vần thơ "Quí
đông tân tình, hậu uyển tập xạ" (127), sai vương cùng Tùng Thiện Quận
vương Miên Thẩm làm mỗi người một câu nối thành một bài, được vừa ý
vua. Năm thứ 7, mùa xuân tháng 2, vua đến thăm nhà Thái học, công theo
hầu nhân dâng bài tụng "Thị học", lời tựa như sau: "Kính nghĩ: hoàng
thượng ta từ khi lên ngôi đến nay, l đến việc thăng bình, chăm tìm trị đạo.
Đêm thì đợi cho sáng, ngày thì tiếc từng tấc bóng mặt trời, chăm lo kính
cẩn muôn việc, chưa từng nhàn rỗi, mà về việc sùng nho trọng đạo, giảng
học rèn luyện người hiền, càng để ý lắm. Vì có ý muốn cho công hiệu vỗ