Nguyễn Tiến Vi người ở Hương Trà, Thừa Thiên, là con trai của Chưởng
phủ Ninh Lạc Tử Nguyễn Tiến Lâm. Năm thứ 16 thì chết, lúc 40 tuổi, tặng
làm Phú Phong công chúa, thụy là Uyển Hòa. Năm thứ 27, Vi chết, không
con nối.
Quy Đức công chúa Vĩnh Trinh
Biệt hiệu là Nguyệt Đình - con gái thứ 18 của Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế,
em gái cùng mẹ với Tng Thiện Quận vương Miên Thẩm, sinh năm Minh
Mạng thứ 5. Tuổi còn bé mà thông minh, tính hiếu đễ thuần nhất. Lúc đầu
theo học nữ sử ở trong cung, lớn lên thích ngâm vịnh. Anh là Miên Thẩm
dạy làm thơ luật Đường, cũng hơi võ vẽ, năm Tự Đức thứ 3, gả cho Phò mã
Đô úy phạm Đăng Thuật. Thuật tên tự là Kế Chi, hiệu là Tiêu Lâm, người ở
Tân Hòa, Gia Định, là con trai của cố mệnh lương thần Cần Chính điện Đại
học sĩ Thái phó Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, tức là em út của Nghi
Thiên Chương Hoàng Hậu. Chúa thác sinh ở nhà vua, lấy chồng người họ
quý thích mà khiêm tốn giữ gìn, không ưa xa xỉ, duy chỉ thích sách vở mà
thôi. Sau khi kết hôn, cùng Thuật chia đôn để hỏi chữ cùng nhau xướng
họa, thường thường có nhiều bài hay, được các vương khen ngợi. Năm thứ
14, Nam Châu có động, Thuật vâng mật chiếu đi Gia Định phỏng sát và
chết trong khi làm công việc. Nghe tin cáo phó, vua thương tiếc, truy tặng
hàm Quang Lộc tự khanh, chiếu theo hàm được tặng mà cấp tiền tuất. Cho
thêm lụa và các hàng, sai Thái giám tuyên sắc yên ủi, và truyền chỉ, bảo
chúa là muốn đưa quan tài phò mã về ngay, hoặc chờ việc bình yên sẽ cho
thuyền trở về kinh, hoặc cứ đem về Gia Định an táng, cứ lấy tình thực tâu
lên. Chúa liền dâng biểu xin theo đường trạm chở về chôn ở nơi ký ngụ ở
kinh. Bài biểu đại lược rằng:
Dịch nghĩa: "Chồng thần tháng trước, vâng mệnh từ nơi cung cấm, từ trạm
đến cõi ven, xe sứ thần dong ruổi, những thương về vận nước lúc gian nan;
nơi quán khách lân la, chết tại nơi trách nhiệm được giao phó. Đạo làm tôi
được vẹn tiết, mà không được lâu hưởng tuổi trời; thương về dưới thủy phủ
cần lấy người, (xét sách Quốc ngữ có nói: Hà Bá cần người bắt phải chết
đuối) đâu d trách việc nàng Việt Cơ vì nghĩa mà chết (Việt Cơ là vợ lẽ yêu
của Sở Vương, một hôm cùng Sở Vương lên trên đài, Vương quan lại bảo