rằng: có vui không? Nàng trả lời rằng: vui thì vui, nhưng không được lâu.
Vương nói: ta cùng nàng sống như thế này, chết cũng như thế này. Nàng
chưa cho làm chắc. Đến khi Vương đi cứu nước Tần, nàng cũng đi theo.
Vương bị ốm, có điềm đám mây tỏ giáp mặt trời như con chim bay. Vương
hỏi quan Thái sư quan Thái sư nói: điềm ấy là điềm hại đến mình Vương,
có thể đùn sang cho tướng văn tướng vũ được. Vương không nghe lời Thái
sư. Nàng nói: đức của quân Vương to lớn thay! Thiếp xin chết theo Vương.
Nàng bèn tự tử chết. Cái chết ấy gọi là chết vì nghĩa). Thần đã không được
như người xưa hầu Tử Xa nuôi lúc bị ốm (xét thiên Đàn cung hạ trong kinh
Lễ chép: Tử Xa chết ở nước Vệ, vợ ở nhà mưu chết theo chồng, nói rằng:
chàng bị ốm, thiếp không được hầu nuôi, xin chết theo xuống âm phủ), lại
không nghĩ làm Kiềm Lâu mà chủ tang, thì nên phải tội gì? Thế là nhẫn
tâm vậy. Chỉ có thể bỏ theo đầu, lau phấn mặt đành chăm dệt cửi đến trọn
đời; đạp gương soi, rút dây đàn, cam ngậm đau sau ở nửa đường, mà thôi.
Nhưng mà chàng ở Tri Hữu, tự phách làm ma trơi; thiếp là Hà Dương, cầm
vòng ngọc mà thương khóc (xét sách Bắc Tô, Lạc Lăng Vương là Bách
Viên bị người gièm, vua Tề cho gọi vào vườn Huyền Đô, Vương tự biết là
không khỏi bị giết chết, bèn cắt cái vòng ngọc ở đai, để lại cho vợ. Đến khi
bị giết chết, người vợ cám cái vòng ngọc kêu khóc hơn 1 tháng, không ăn
mà chết, cái vòng vẫn cầm ở tay). Xót tình liền cành cây mọc ở mộ, ngóng
trông xe tang muôn dặm đưa về. Có chăng bới tóc trần mà khóc ra máu,
con gái bé nàng chảy nước mắt cả Giao Nhân mà thấm áo tang. Dù đến
khách đi qua đường, cũng phải ngậm ngùi, không phải là thân gỗ, đá, đời
sau được lâu. Rất sợ bóng tà nấm rụng, cỏ yếu bụi lay, cùng gặp nhau ở
dưới âm phủ, hỏi kỹ đến việc hàng ngày, trách đến việc chồng là giúp đỡ
mà vợ phải phục tòng, sống cùng thương nhau mà chết cùng bỏ nhau, thì
lấy gì để báo cáo với hồn thiêng ở nơi cung cấm xưa, mà không phụ công
giáo dục của công cung ư? Kính đã khổ lòng lo nghĩ, lượng sức tòng quyền,
muốn chỗ mả để cho được yên, chỉ có kinh Phú Xuân là yên ổn hơn. Đã
vâng sắc chỉ trong đài, đãi lòng thành thực, há chịu che đậy cái hồ trên bến,
một chí nguyện xưa (xét sách Đông Chu Liệt Quốc Chí: Tử Tư chạy sang
Ngô, bị bệnh dọc đường, xin ăn ở bờ sông Lãi Thương, có người con gái