ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 3 - Trang 175

kiêm chức Phòng sát sứ. Đến khi về, thăng làm Hữu Tham tri bộ Binh lại
quyền Chưởng việc bộ Hộ. Gặp người Pháp là Đồ Phổ Nghĩa mới mở điều
ước buôn bán, lòng người nhốn nháo, ty ở địa phương ấy không thể làm
được việc. ông được chọn đi Hà Nội hợp với Đại sứ Nguyễn Tri Phương
bàn cách xử trí. Phái quan nước Đại Pháp là An Nghiệp bức bách điều ước
mới, ông cùng với Tri Phương nói là chưa phụng mệnh của triều đình để từ
chối, An Nghiệp tức giận, đánh úp thành tỉnh, thành hãm, ông bị bắt đưa
đến Gia Định, vừa gặp có Sứ thần là Nguyễn Văn Tường hết sức biện bạch,
nhân đấy được tha về. Kịp thi Hà Nội thất thủ, án làm xong, phải tội bị truất
bãi, phải đến gắng sức báo hiệu ở nơi quân thứ Cao Bằng, rồi sung biện
thương chính Hải Dương. Năm 28, quyền giữ công việc tỉnh ấy. Một thời
gian lâu, cho tạm mượn hàm Thị độc quyền Bố chính sứ Bắc Ninh, cùng
với Lê Hữu Tá trù liệu việc quân thứ Bắc Ninh, Thái Nguyên. Nhiều lần
được thắng trận, xuống chiếu khen ngợi, bạt bổ hàm Thị lang, lĩnh Tuần
phủ tỉnh Ninh Bình. Dâng sớ xin vào Kinh ra mắt. Vua lấy cớ là Bắc Kỳ
chưa được yên tĩnh, dụ cho ở lại. Năm thứ 36, thụ Tổng đốc Định Yên.
Hàm Nghi năm thứ 1 (1885), ngày tháng 5, Kinh thành có việc vua đi ra
ngoài, vâng ý chỉ thăng Thự Thượng thư, sung Cơ Mật viện đại thần. Khi
ấy đại cục chưa định, vẫn lưu lại cùng với Vĩnh Lại Quận công là Nguyễn
Hữu Độ đến Suý phủ Pháp giảng bàn việc nước. Ngày tháng 7 ông cùng
Hữu Độ đều tiến đến Kinh, mọi người tâu lên Thái hoàng Thái hậu, lấy
Kiên Giang Công nối ngôi. Cảnh Tông mới lên ngôi, gia cho làm Tá quốc
huân thần, thự Văn Minh điện Đại học sĩ tấn phong Phù Nghĩa Tử, ban ơn
cho 500 lạng bạc. Ông cùng Hữu Độ phiến tấu xin từ, sau lại đều cho mỗi
người áo đoạn gấm, bài bằng vàng, lúc bày triều ban, phân biệt thứ bậc, để
tỏ ra phân biệt hẳn.
Khi ấy, tên Hoàng Phúc là đấu sỏ giặc ở Quảng Bình gọi họp nhau để quấy
nhiễu dân đã lâu, ông vâng mệnh mang cờ tiết mao và phủ việt đến dẹp.
Đồng Khánh năm thứ 1 (1886), tháng 5, Hữu Độ phụng xa giá, thân đi
đánh. Đến hạt Quảng Bình, ông tức thì dâng sớ, cho là không có công trạng
xin biếm trật, lệ thuộc theo đi sai phái ở doanh quân của vua để gắng sức
báo hiệu. Lời nókhẩn khoản, hình như có ý nghi gián. Khi đã được y theo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.