ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 3 - Trang 355

để cho bọn giặc bị khốn. Vua bảo đình thần rằng: "Lời xin ấy là kế thiết yếu
làm cho giặc phải khốn quẫn, chuẩn cho thi hành".
Khi ấy, gặp đoàn thuyền của Đồ Phó Nghĩa người Phú Lang Sa đến mãi ở
Hà Nội, quyết ý mở cửa hàng buôn, nói nhiều lời dọa nạt. Tri Phương đem
việc ấy mật tâu. Vua chuẩn bị hạ lệnh cho quan các tỉnh Bắc Kỳ phải hết
lòng phòng bị, cần được 10 phần vững mạnh để chặn mầm mống của họ.
Rồi sau đoàn thuyền ấy chở lên miền thượng du Hưng Hóa, ngầm thông
với giặc Hoàng Anh. Tri Phương mật sức cho miền núi, biển, mạn thương,
hạ du phải nghiêm phòng. Lại phái cho Trần Nhượng đến trước ở Hưng
Yên, Nam Định, Hải Dương khám các đường sông, chọn chỗ quan y đóng
đồn phòng bị. Rồi sau phái viên nước Phú là quan ba Can Nghiệp đáp
thuyền đến Hà Nội, dự định điều ước mở cuộc thông thương, đệ giao quan
tỉnh ấy niêm yết. Tri Phương và quan tỉnh ấy đáp lại là: chưa nhận được
mệnh lệnh của triều đình, nên không dám khinh suất thi hành. Phái viên
nước Phú tức giận. Thế rồi, đến ngày 1 tháng 10, đánh ập vào tỉnh thành.
Quan quân ta chia giữ các cửa thành chống giữ lại. Tri Phương cùng con là
Phò mã Lâm, thì giữ cửa Đông Nam thành. Quân Phú phá cửa ấy trước,
Lâm bị súng bắn chết, Tri Phương bị thương, thành bị hãm. Tri Phương
nằm gan lì ở dinh, tuyệt không ăn uống gì. Bọn quân Pháp coi giữ ở thành
ấy thường đem cháo và thuốc đổ cho Phương ăn uống, nhưng Phương nhất
thiết đều phun mửa ra. Thong dong nói rằng: nghĩa đáng phải chết. Lúc sắp
chết, Phương tắm gội, thay áo, thần sắc vẫn không thay đổi. Phương tuyệt
thực từ ngày 1 tháng 10, đến ngày 1 tháng 11, đầy 1 tháng mới chết, thọ 74
tuổi.
Đến khi hòa ước đã định, vua nghĩ đến Tri Phương một nhà tuẫn tiết, bèn
xuống dụ rằng: triều đình đối với người bề tôi đương sự, đáng nghị tội thì
nghị tội, đáng xét công thì xét công. Nghĩa cộng với ơn hậu, đều thi hành
cả mà không trái nhau, là để tỏ rõ cái quyền lớn khuyên răn, mà làm kế tết
cho đường đời lòng người vậy. Nguyên khâm mạng đại thần Nguyễn Tri
Phương trước chọn sung làm tuyên sát đấu sức ở Bắc Kỳ, rồi chuẩn cho
chuyển làm trấn giữ Hà Thành, đương mong trọng vọng cho trấn ấy. Không
ngờ việc ngang trở, sinh ra mối hiềm khích. Ngay thành ấy không giữ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.