ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 3 - Trang 401

(212) Tức là lời của Tân Túc người đời Tấn thời Xuân Thu.
(213) Tức là lời của Khổng Minh đời Hậu Hán.
(214) Lục Dã đường của Tống Bùi Độ lập ra.
(215) Kỳ Anh hội của Vân Nghiên Bác lập ra.
(216) Dao Đông 9 năm: chưa rõ, có lẽ là Trương Xưởng đời Tây Hán
(217) Dĩnh Xuyên 8 năm: Hoàng Bá đời Tây Hán
(218) Nông nại: tức là Đồng Nai, Gia Định
(219) Cam đường: tức là cây cam đường lê. Thiệu Bá đời Chu đi tuần hành
các nước phương Nam, có khi nghỉ ở dưới cây cam đường, về sau dân nhớ
đến ông ấy nên bồi đắp cây ấy, không nỡ đẵn đi.
(220) Tác lâm: do điển chữ Hán trong kinh Thư, Thương Cao Tông bảo
Phó Duy rằng: "Nhược đại hạn; mạnh nhữ tác lâm vũ", nghĩa là nếu trời đại
hạn thì sai người làm mưa lâu.
(221) Quỳ hoắc: đều là thứ cây tầm thường, người ngày xưa thường dùng
để ví với người được hưởng mộ người trên, cây quỳ hoắc lá thường hướng
về mặt trời.
(222) Vua Thành Thang bị đại hạn 7 năm.
(223) Vua Thái Mậu có cây dâu, cây do yêu quái mọc ở trong triều.
(224) Triệu Phổ đời Tống bảo Tống Thái Tông rằng: thần có một bộ Luận
Ngữ, nửa bộ giúp Thái Tổ định thiên hạ, lấy nửa bộ giúp nhà vua (Thái
Tông) đến thái bình.
(225) Đời Chiến quốc, Điền Đan (người nước Tề) đi qua nước Lỗ, thấy có
ông lão già qua sông Tri, bị rét không được, ngồi ở bãi cát. Điền Đan cởi áo
cừu của mình mặc cho ông lão ấy.
(226) Mặc áo bông, nguyên chữ Hán là "hiệp hoang". Tả truyện, xưa nước
Sở đánh nước Tiều, Thận Công Vu Thần nói là quân nhân nhiều người rét.
Vua nước Sở bèn đi tuần trong ba quân, lấy lời úy lạo, ba quân được lời vua
Sở vỗ về, người nào cũng quên cả rét, ấm lên như mặc áo bông cả.
(227) Mạc phủ: trong trướng bàn việc quân.
(228) Dác: nguyên trước tên là Chù, sau đổi là Dác (chép ở truyện của Dác)
(229) Hiệu lực: sức làm việc để chuộc tội.
(230) Nguyệt trung quế: cây quế trong trăng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.