(179) Trác dị: đời xưa xét công quan lại, người nào có tài năng đặc biệt là
trác dị.
(180) Trinh Tây sự bình: việc đánh trận Tây đã xong.
(181) Tuyên thất: tên 1 cung điện đời xưa.
(182) Đời Ngu: Tức đời vua Thuấn
(183) Hà Nội lạo lạc: nước sông ở Hà Nội xuống.
(184) Hà du bất tương yểm: hà là chỗ ngọc có yết, du là vẻ sáng của ngọc,
hai cái ấy không che giấu cho nhau được. Ý nói là người có đức tốt và sự
lầm lỗi, không cùng che giấu cho nhau. Trọc thủy cầu châu: tìm được hạt
châu ở chỗ nước đục.
(185) Vũ thư: là thư viết vào mảnh gỗ để bảo vệ về quân sự. Khi có việc
cấp báo, thì trên lá thư ấy có cắm bó lông chim.
(186 ) Cố mệnh: nhận mệnh của Tiên đế dặn lại để giúp vua sau.
(187) Chạm vẩy rồng: nguyên chữ Hán là "phê lân" ý nói: phê bình nhà
vua.
(188) Phan long phụ phượng: vin vào rồng, dựa vào phượng, ý nói nương
tựa vào vua.
(189) Giác đoan: tên một con thú đi 8.000 dặm, biết nói tiếng 4 phương, khi
nào có thánh chúa thì mang thư đến.
(190) Thuẫn: tiền của nước Hàm Lân (từ nguyên)
(191) Ngôn quan: tức chức Ngự sử giữ việc nói, can ngăn, tham hặc.
(192) Biên thần: quan ở ngoài biên cương.
(193) Hàm chương: chữ ở kinh Dịch: "Hàm chương khả trích" nghĩa là phải
giữ cái tốt ở bên trong, không để lộ ra ngoài
(194) Tể, hành: tức là Tể tướng như ông Chu Công. A hành như ông Y
Doãn
(195) Hòa canh: là tướng Văn Vương đời Chu (Trung Quốc) thường bảo
Phó Duyệt. Nếu nấu canh thì ta dùng ngươi để làm mơ, muối để hòa vào
canh; có ý nói: giúp đỡ điều hòa món canh, ví như người làm tể tướng.
(196) Trú Cẩm: Hàn Kỳ đời Tống làm Tể tướng được phong là Ngụy Công,
rồi về làm phu ở trong làng, làm ra đường này, lấy ý là phú quý về làng cũ.
(197) Bồ luân: bánh xe bọc cỏ bồ cho êm, dùng để đón người cao quý.