ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 3 - Trang 98

Miên Thẩm, thay mình tiến lên. Miên Thẩm liền dâng biểu lược rằng: em
đã chết của thần là Quảng Ninh Công Miên Bật, đạo đức rõ rệt trong thân
thích, danh vọng quí trọng trong buổi thịnh triều, lúc trẻ có tuấn tú. khi
trưởng thành có đức hạnh khiêm cung. Tuổi quá 20, có chí chăm chỉ học.
Văn chương tao nhã, phên dậu của nước từng nổi tiếng tăm. Thi lễ ung
dung, tước trật ba phong rõ ràng sủng mệnh. Đường đời ruổi dong chửa
mấy, sao lớn đã vội trôi đi, không những ở bọn chúng tôi đều tiếc thương
trong tình nghĩa anh em mà kính thấy các liệt triều cũng tưởng nhớ đến
người trong thân thích. Năm ngoái em cùng mẹ với vương là Miên Ngung
cảm nghĩ anh nuôi thầy dạy; cố tìm hết một câu nói, một câu văn của
vương để lại, tự mình sao chép ra, muốn truyền lại không cùng, thường
cùng nói với thần rằng em ở Đông Các, trộm thấy có thơ ngự chế đề vào
tập thơ Hân Nhiên, tình văn đầy đủ yêu quí rất hậu, thực là làm vẻ vang cho
anh thần ở dưới suối vàng, mà làm cho tập ấy được thêm thanh giá. Trộm
muốn nhờ ơn hoàng thượng đề cho bài tựa, biên lên trên đầu tập ấy nên
chưa dám khắc in riêng, hoặc hãy làm phàm lệ trước. Nào ngờ: chẳng kịp
ăn cơm gạo mới (xét trong Tả truyện nói: Thành Công năm thứ 10, thầy
đồng cốt nói là bệnh Thành Công sẽ chết, không kịp được ăn gạo mới) vụt
chắc chết đi, mà lúc sắp chết còn dặn lại nơi làm việc ấy. Thần rất đau đớn
về người mất của còn để lại, sau tình anh em, tự thẹn không được như Vân
Câu tính trời đôn hậu (Bắc sử: c Ngang tự là Vân Câu, tính từ ái, có bệnh
ngửa ngực. Em là Bác khi ốm gần chết, dặn các anh em rằng: đừng cho
Vân Câu biết, sợ anh cảm động thương xót). Nhưng được biết như Nguyên
Bá biểu người bạn chí thiết (xét sách Hán, Trương Thiệu tự là Nguyên Bá,
cùng Phạm Thức làm bạn, tình rất thân thiết. Thường bảo người ta rằng:
Phạm Cự Khanh (tức Phạm Thức) là bạn chí thiết của ta vậy). Nghĩa chẳng
sai lời, may mà xong việc. Nhớ lại những câu nói bàn của vương lúc sinh
thời dám mong được văn chương của hoàng thượng nêu khen lên cho. Cúi
xin: sau khi muôn việc đã rỗi, ban cho ngòi son, một chữ vẻ vang, thấm
tươi lá ngọc. Để cho trong tập Tô Học sĩ, truyền mãi thiên Kiền Đạo (xét
tập Tô Thức, Tống Hiếu Tông có ngự chế thiên Kiền Đạo). Đừng để sau
khi Lư Doãn Ngôn chết rồi, riêng được thời Thái Hòa yêu quí vậy (xét

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.