ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 139

vẫn cho thự hàm giữ một chức để hết sức giống ngựa hèn cố gắng lên mà
giong ruổi, đó là hậu vọng của thần".

Tờ sớ dâng vào vua phê bảo: "Đó là điển thường mà khanh cho là khí quá,
trẫm cũng không ép, tạm theo ý kiến, để khanh thi thố mưu toan báo đáp, tỏ
lời khuyên r của người hiền mẫu, xứng đáng là bậc hữu dụng cho quốc gia,
may việc biên sớm xong, thưởng cho cũng chưa muộn".

Năm thứ 26 (1873) Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình kế tiếp bị
thất thủ, khi Nguyễn Văn Tường tới Hà Nội giảng giải thu về 4 tỉnh, vua
cho Văn Tường là do Tiễn Thành đề cử lên mới được biết, xuống dụ rằng:
"Văn Tường cùng với trẫm được tri ngộ, dẫu do từ khi làm huyện lệnh ở
Thanh Hóa mà mới biết tiếng thôi, nhưng phần nhiều do Tiễn Thành cử ra,
nhân đó mới dần tiến lên. Nếu cho là vô tri, theo lệ sống lâu lên lão, thời
truy nguyên ra việc thưởng nên thôi ư! Vậy thưởng thụ Hiệp biện tiến thự
Văn minh điện đại học sĩ, còn hàm vẫn như cũ. Đó là biết tiến người hiền
nên được thượng thưởng. Khi vào triều kiến thường được ưu lễ, gọi là Trần
khanh mà không gọi tên.

Lại xuống dụ rằng: "Chức đại thần không nên thân hành việc nhỏ, tự nay hễ
việc ở bộ như các trọng sự: quân cơ, quân chinh, phái binh, trừ nhung, mới
nên quan trọng biện bạch rồi thủ quyết dâng phiến lên. Còn chuyển giao
cho tham thị hội đồng bàn định mà làm, để được tụ hội tinh thần, mưu sâu
lo xa, ngày nghĩ giúp rập, mong được kiến hiệu”.

Năm thứ 31 (1877) có ngũ tuần đại khánh, xuống dụ bảo: "Tiễn Thành một
lòng trung ái, càng già càng chăm, thực có độ lượng kiến thức, quyết đoán
được việc lớn, chuẩn thụ cho điện hàm, thân rót chén rượu ban cho, đó là
đặc cách.

Năm thứ 35 (1881) mùa đông cho chiếc áo cừu mà vua vẫn mặc và một bài
thơ:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.