ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 14

Năm thứ 5, Hoạt lấy bản hàm Hiệp lý doanh Thủy sư kinh kỳ.

Năm thứ 7, quyền Hộ ấn quan phòng Tổng đốc An Tĩnh; rồi về làm Tả
tham tri Bộ Lại, quyền giữ chức Thượng thư.

Năm Tự Đức thứ nhất, đổi đi Hộ lý tổng đốc Định Biên.

Năm thứ 2, Hoạt chết. Hoạt trải làm quan khắp trong ngoài, giữ cẩn qui chế
làm quan, không ầm lỗi, nhiều lần chuyên giữ một địa phương vẫn tỏ ra có
đức chính lương thiện. Đến lúc chết, vua thương Hoạt là người hiền năng,
công lao, chuẩn cho thực thụ. (Nguyên thự hàm Tả tham tri); cho chiếu
theo hàm mới mà cấp tiền tuất, và cho thêm 3 cây gấm Trung Quốc và vải
lụa, tiền nữa.

Vũ Phan

Tên tự là Hoán Phủ, tiên tổ người ở huyện Đường An, Hải Dương; sau dời
đến ở huyện Thọ Sương, Bắc Thành. Tằng tổ là Diễm, đỗ tiến sĩ đời Lê,
quan đến hiến sát; cha là Cửu, ẩn cư dạy học.

Phan thuở nhỏ được học cha ở n

hà. Năm Minh Mạng thứ 7, đỗ tiến sĩ, trải thăng bổ Tham hiệp Thái
Nguyên. Làm quan chỉ cần lấy nhân từ, ơn huệ. Rồi sau bị giáng xuống
Đốc học Bắc Ninh, cáo bệnh về nghỉ, làm nhà ở hồ Hoàn Kiếm, đọc sách
hầu vui cha già. Nhiều người học trò theo học. Phan tu dưỡng, hòa nhã, học
trò suốt ngày ở bên cạnh chưa từng thấy Phan có sắc giận và lời xẵng. Khi
trước có khi Phan tự kinh đô vượt biển về, gặp gió to, người trong thuyền
đều sợ hãi, độc một mình Phan ngâm vịnh như thường. Lại thường ở làng
xóm, bọn cướp chợt đến; Phan thong thả bước ra, bọn cướp biết mặt răn
bảo nhau, không dám xâm phạm. Người ta đều phục Phan là có lương. Đến
khi Phan chết, xa gần mấy nghìn người trở lên đến hội táng. Bọn sĩ lâm
thương mến lắm. Trước đây, người huyện Đường An đến nhập tịch huyện
Thọ Xương, như Phạm Hội, ạm Hy Lượng, Vũ Nhự (đều có truyện chép về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.