ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 186

phỉ đã bình, các đồn biển ở Hải Dương, người buôn nước Thanh đến đông
đúc tụ họp, Oai tâu nói: "Việc cấm chỉ thuyền buôn nước Thanh có 3 điều
hại: một là gạo trong nước bị lén lút đưa đi mà thuế cảng hao thiếu, hai là
người làm ruộng bị thất lợi mà cày cấy sinh lỗ hại, ba là dân buôn không
chỗ trong mong tư cấp, cùng khổ làm gian là ba điều. Mà cho chiêu tập
thuyền buôn nước Thanh thời có 3 điều lợi: một là cho cùng nhau đổi chác,
liệu định thu thuế, hai là người làm ruộng ra sức cày cấy mà chỗ bỏ hoang
ngày một mở mang, ba là người buôn có chỗ tư cấp không phải làm gian
dối, mà từ trước đã xảy chân nay lại có con đường về, hoặc rút lui làm dân
buôn, hoặc tản mát làm nghề bẻ lái, chẳng vỗ yên chẳng đánh dẹp mà yên
định", vua cho là phải, giao cho tỉnh Hải Dương biết mà làm, vì Oai đã tới
nơi đó xét kỹ tình hình rồi, rồi thự Tham tri.

Năm thứ 19 (1866) đổi Tuần phủ Thuận Khánh, bấy giờ 6 tỉnh Nam Kỳ
mới bắt đầu bị ngoại thuộc, tỉnh Bình Thuận cùng các tỉnh lân cận mọi
người đều ngờ sợ, Oai hay trấn tĩnh cả, trong khoảng 6 năm việc lên hiếu
không còn nói ra vào nữa. Năm thứ 25 (1872) tiến thự Hình bộ Thượng
thư, gặp lúc Bắc Kỳ có báo động ở ngoài biên, quan quân đánh dẹp lâu
chưa bình đình, đổi làm thự Ninh Thái Tổng đốc kiêm sung trông coi việc
quân và đồng suất cả việc quân ở Ninh, Thái, Lạng, Bình. Năm thứ 27
(1874) đánh dẹp chưa xong, cách trị cả việc quân ở Lạng Bình. Năm thứ 28
(1875) vua cho Oai ở Bắc Ninh đã lâu, chi phí rất nhiều mà chưa có tấc
kiến hiệu nào, bắt giải chức, tạm cho hàm thương biện Thái Nguyên thứ vụ,
để mưu kiến hiện sau này. Liền mắc bệnh xin về rồi chết.

Oai có tính khoan bình hòa dị, thường giữ hiến pháp trong nước, thấy kẻ lại
làm tờ có ý thâm thiểm, tất trách móc tận mặt và bảo: "Ta trị ngục dẫu
không dám bảo là vô oan nhưng gốc chỉ có một lòng bất nhẫn thôi". Khi
Tuần phủ Thuận Thành, thổ tục hạt ấy không lấy quan quách chôn bố mẹ,
ông thấy mà thương đứng quyên bổng mua quan tài sai người đứng chủ
quản, gọi tên nơi đó là phường Xuân Thọ, vì có bụng từ thường na ná là
như thế. Khi phụng mệnh đi thị sư vua có làm bài thơ cho rằng: "Khẳng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.