lương 3 tỉnh ấy, chiếu tính khấu trừ vào số bạc bồi thường năm ấy
1.000.000 đồng. Lại đem cả áo chầu, ấn triện và từ sớ để đưa về nộp. Sớ
rằng: Hiện nay gặp cơn gian bĩ, giặc dữ khởi ở giao, điện; khói lửa của giặc
khắp cả biên cương. Đất đai ở Nam kỳ một khi đến như thế, mau chóng
quá, tình thế không thể ngăn nổi. Thần nghĩa đáng chết, không dám cầu
sống, để cái hổ cho vua, cha Hoàng thượng ta rộng xem kim, cổ, xét kỹ trị
loạn; thân, hiền trong ngoài, một lòng giúp đỡ; kính cẩn việc răn của trời,
vỗ thương nhân dân cùng khổ; lo trước nghĩ sau, thay dậy, đổi lối; thế lực
còn có thể làm được. Thần đến lúc tuyệt mệnh, nghẹn lời không biết nói
sao nữa; chỉ rỏ nước mắt trông nhớ, khôn xiết nguyện vọng mà thôi. Rồi
Thanh Giản không ăn, uống thuốc độc chết. Bấy giờ Giản 71 tuổi.
Năm thứ 21, Giản bị truy tước chức hàm, đục bia tên ở bia tiến sĩ.
Đồng Khánh năm thứ nhất, chuẩn cho khai phục nguyên hàm, lập bia như
cũ.
Thanh Giản là người ngay thực, giữ lòng liêm khiết làm quan thận cần, gặp
việc dám nói. Trải thờ ba triều, vẫn được yêu quý. Đến khi mang cờ tiết đi
Nam, thế không làm sao đượết tội, tự uống thuộc độc chết. Thực là ở vào
chỗ người ta khó xử. Xem tờ sớ để lại thì lòng trung ái, chứa chan ở ngoài
lời nói. Vả lại Thanh Giản học nhiều, lời rộng. Khi Dực Tông Anh hoàng
đế lúc rỗi việc, bàn đến việc các quan làm văn, từng khen văn của Giản là
cổ nhã. Các danh thần ở Nam và Trung sau này, ít người hơn được. Giản
bình sinh trước thuật, có tập "Thi văn Lương khê" lưu hành ở đời.
Con có 2 người: Thanh Liêm làm quan đến Thượng thư; Thanh Tôn làm
quan đến Hồng lô tự thiếu khanh. Con của Thanh Liêm là Thanh Khai được
ấm thụ, trải thăng đến Viên ngoại lang viện Cơ mật.
Nguyễn Như Thăng