ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 403

tức thì mang con đi ở nơi khác. Khi tên đại giảo hoạt bị giết, mới trở về.
Gia Long năm thứ 7 (1808) cha mẹ chồng kế tiếp chết, chôn cất theo lễ, giữ
tiết cho chí lúc già. Khoảng năm Thiệu Trị (1841-1847) cho biển ngạch nêu
khen.

Phạm

Người huyện Thượng Nguyên, tỉnh Nam Định, sinh trưởng trong nhà quan,
biết sách vở, tuổi tới cài trâm (tuổi 15) lấy tú tài Nguyễn Khắc Cần, được
hơn năm, chồng chết không có con. Thị thương khóc, nói rằng: "Nếu có
con ra thời phận đã yên. Nay lại không thế, biết ra sao". Chúng bạn đều
khuyên giải. Một hôm vắng vẻ tự vẫn chết, khám trong hòm áo có để lại
một lá thư từ tạ. Cả nhà sợ hãi than thở đem việc trình lên. Thủ thần trọng
vì tiết nghĩa trình bày trong sớ nói: "Bậc tiên triết có răn bảo, không quý kẻ
nghịch tình, mà Kinh Lễ đã lập giáo cũng răn người thương tính; nhưng
nghĩa trinh tòng nhất, khăng khái tỏ chí, khích lệ kẻ ngoan, đôn đốc kẻ bạc
cũng nên khen ngợi. Nay họ Phạm quyên sinh theo chồng, ngẫm lời lẽ khẩn
khoản thương xót do tâm phát ra, thực nên khoan thứ. Mong nhà vua xuống
sắc giao cho bộ Lễ châm chước bàn định, ngõ hầu có chút bổ ích cho phong
giáo". Khoảng năm Tự Đức được chỉ nêu khen, mà quan vì đó dựng nhà
phường treo lên.

Lê Thị (khuyết tên)

(phụ: Vũ Thị)

Người huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Tuổi cài trâm về nhà chồng được
hơn tháng, gặp năm Nhâm tuất dấy binh, chồng lệ thuộc sổ quân, phải đi
tòng chinh, đóng ở Vũ Ninh rồi ốm chết. Vợ mới có 19 tuổi để tang 3 năm,
sau có người tỏ ý kiến dỗ đi cải giá, thị chống cự dữ, nhân đốt đồ mã xong,
tới mộ khóc lóc 3 trở về tự vẫn ở trong buồng. Nhà chồng kinh sợ than thở
lấy lễ chôn cất.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.