(23) Trà Lý thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay.
(24) Tức là Ưng Đăng, niên hiệu Kiến Phúc (1883-1884)
(25) Tức là Đồng Khánh, (1886-1888).
(26) Tấn Dương Hựu tự Thúc tử, khi ở trấn vẫn mặc áo cửu nhị đeo đai
ngọc, không mặc áo giáp, chỉ cốt sửa đức mà người Ngô phải kiêng, khi
chết dân dựng bia ở núi Nghiễn, gọi là trụy lệ bi.
(27) Tống Hàn Kỳ đỗ tiến sĩ, trải thờ 3 triều làm đến hữu bộc xạ, phong
Ngụy quốc công, tính trung trực, gặp việc lớn không ngại nguy hiểm hiềm
nghi , khi Tây Hạ phản, làm kinh lược Hiệp tây, khiến Nguyễn Hiệu phải
xưng thần, lừng tiếng trong ngoài.
(28) Thương Thành Thang chiêm bao thấy Phó Duyệt, sáng dậy cho vẽ
hình đi tìm, thấy Phó Duyệt làm thợ nề ở Phó Nham, đón về giúp nước, sau
làm tể tướng.
(29) Chu Văn Vương nằm mộng thấy gấu bay, khi đi săn gặp Lã Vọng ngồi
câu ở sông Vỵ, hỏi ra mới rõ tên hiệu là Phi Hùng, đón về tôn làm thầy
giúp nhà Chu đánh Thương Trụ.
(30) Sơ Quảng, tự là Trọng Ông, có trí thức xa, đời Hán Tuyên đế làm đến
thái tử thái phó, cố xin về hưu, có nói: người hiền lắm của thời tổn chí,
người ngu lắm của càng nhiều lỗi.
(31) có lẽ là Thành Thái năm thứ 2 (1890).
(32) Các thần là quan làm việc Nội các, tinh thần là quan làm việc tại tỉnh
và bộ thần là quan làm việc tại các bộ.
(33) Nguyên văn là "đàn áp". Ở đây có nghĩa là diễu võ ra uy.
(34) Tương An phủ là phủ đệ của Tương An công, con Minh Mạng.