ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 10

THỜI KỲ THỨ NHẤT

(450 đến 350 trước Công nguyên) PHẬT GIÁO TIỂU THỪA NGUYÊN
THỦY HAY THUẦN TÚY

Ðã có một số tài liệu văn học khá phong phú về thời kỳ thứ nhất này (thế
kỷ thứ nhất sau khi đạo Phật được hưng khởi), và nhờ vậy giúp chúng ta
giải quyết được nhiều vấn đề - một kết quả nhờ công lao khó nhọc của Hội
Pàli Text Society về vấn đề ấn hành các nguyên bản Pàli Tạng. Với danh từ
Tiểu thừa, nguyên thủy hay thuần túy, chúng ta muốn nói đến hình thức
Phật giáo mà một phần lớn Luật Tạng và Kinh Tạng Pàli đã đề cập đến.
Với mục đích hiện tại trình bày khái niệm của thời kỳ chuyển tiếp từ Tiểu
thừa sang Ðại thừa, chúng tôi sẽ trình bày một số kết luận của các nhà học
giả Phật giáo về đạo Phật trong thời kỳ này, để xác nhận sự thay đổi của
đạo Phật ngang qua quá trình thời gian và phát khởi các học phái sau này.
Những kết luận được đề cập như sau:

1) Ðạo Phật được bành trướng giới hạn trong một số thành phố hay làng ở
tại vòng đai trung tâm Ấn Ðộ từ Ðông sang Tây. Những làng và thành phố
quan trọng từ Ðông sang Tây như sau: Kajangala, Campà, Ràjagaha
(Vương xá), Gayà, Kàsi, Nàlandà, Pàtaliputta, Vesàli, Sàvatthi (Xá vệ), các
thuộc quốc của Licchavi, Vajji, Videha, Malla, Bhagga và Koliya;
Kosambi, Sankassa, Ujjeni, Avanti, Mathura và Veranja. Cũng có một số
tín đồ từ nước Maddarattha, phương Bắc lại và hai làng Bà-la-môn xứ Kuru
và một số địa điểm phía Nam như Patitthàha, Gandhàra và Takhasilà chưa
được biết đến.

2) Các vua chúa và bộ lạc được các tài liệu kể trên đề cập đến thuộc tiền A-
dục (Asoka) như Vua Bimbisàra (Tần bà ta la), Ajàtasattu (A xà thế),
Pasenadi Kosala (Ba tư nặc xứ Kiều tát la) và Canda Pajjota và những bộ
lạc như Buli, Koliya và Vaji.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.