ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 108

những sự nguy hiểm và ta cũng biết con đường thoát ly những nguy hiểm
ấy, nhưng những người ngu si này không nghe những lời dạy tốt đẹp của ta.
Vì vậy ta cần phải dùng phương tiện để chỉ cho chúng biết con đường giải
thoát khỏi những sự khổ đau trong ba giới. Ðối với những chúng sanh đã
quy y ta và đã chứng được sáu Thắng trí và Tam minh (2) hay đối với
những vị đã trở thành Ðộc giác hoặc những vị Bồ-tát bất thối chuyển
(Avaivartika), nay ta nói các vị này phải theo Phật thừa để trở thành những
vị Jinas (giải thoát). Ta giảng sự giác ngộ vi diệu của các đức Phật, Phật
lực, Phật thiền, Phật giải thoát và Phật định. Ðối với những Thanh văn đã
chứng được Niết bàn của Thanh văn, ta nói: những vị này là con của ta và
ta là thân phụ của chúng. Ta đã đưa chúng ra khỏi sự đau khổ đọa đầy
chúng nhiều đời nhiều kiếp. Ta gọi trạng thái giải thoát của hàng Thanh văn
là Nirvrti nhưng không phải là một Nirvrti toàn diện, các vị này đã giải
thoát khỏi sự đau khổ của luân hồi, nay phải tìm Yàna (Thừa) đưa đến Phật
quả".

Vị Ðạo sư dạy các vị Bồ-tát cần phải thực hành những hạnh đưa đến Phật
quả, cò những người có dục vọng thấp kém đức Phật dạy cần phải chứng
Tứ đế. Ðối với những vị không biết đến đau khổ và nguyên nhân của đau
khổ, đức Phật dạy nguyên nhân của đau khổ là Ái (Trsnà). Muốn thoát khỏi
Trsnà thời Diệt đế và Ðạo đế được đem giảng dạy. Nhưng sự thật những ai
đạt được mục đích tối hậu của màrga, các vị này cũng chưa được giải thoát
hoàn toàn và vì vậy không được xem là giải thoát tuyệt đối và chỉ những vị
chứng được vô thượng Bồ đề (Agrabodhi) mới thất sự giải thoát.

Ðể nêu rõ ràng hơn sự liên lạc giữa giáo lý Ðại thừa và giáo lý Tiểu thừa,
tập Pundarìka giới thiệu một thí dụ rất thường dùng trong văn học Phật giáo
(3), ví dụ người sinh ra đã mù. Một người sinh ra đã mù không tin sự hiện
hữu mặt trời, mặt trăng và những vật khác, dù cho được nói đến sự có mặt
của chúng; Một lương y có thể chữa tất cả bệnh hoạn, thấy rằng người ấy
sở dĩ mù vì những hành động độc ác trong quá khứ. Vị này biết các bệnh
đều do trạng thái bất thường của gió (vata), mật (pitta), niêm dịch (slesman)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.