ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 111

NHỮNG ÐIỂM SAI BIỆT CĂN BẢN

Tập Saddharmapundarìka cũng nêu rõ một cách tương tự những điểm sai
biệt căn bản giữa Tiểu thưa và Ðại thừa. Tập này nêu rõ:

- Ðức Phật sống ra ngoài ba giới nhưng xuất hiện trong ba giới vì lòng từ bi
thương tưởng vô lượng chúng sanh đã bị đau khổ vì vô minh không nhận
chân được sự thật;

- Niết bàn của hàng Thanh văn chỉ là một chỗ dừng nghỉ không có đau khổ,
nhưng không phải là sự giải thoát chân thực và tuyệt đối, và những hàng
Thanh văn sau khi chứng Niết bàn của mình, còn cần phải tu tập để chứng
được Phật quả, đây mới thực là chân giải thoát; và

- Căn tánh chúng sanh sai khác nhau, nên đối với một hạng chúng sanh (chỉ
cho Thanh văn) Bốn đế và lý Duyên khởi được dạy cho các vị này để được
giải thoát khỏi ba giới: dục, sắc và vô sắc giới.

Ba điểm trên cần được giải thích riêng biệt vì điểm đầu nói đến quan điểm
ba thân của các nhà Ðại thừa. Ðiểm thứ hai nói đến quan điểm Niết bàn của
các hàng Thanh văn là Bồ-tát, và điểm thứ ba đề cập đến Tục đế và Chân
đế của Tiểu thừa và Ðại thừa.

Giáo lý về Kàya (Thân)

Ðiểm sai khác đầu tiên giữa Tiểu thừa và Ðại thừa như tập
Saddharmapundarìka đề cập đến là đức Phật hiện hóa trong ba giới. Quan
điểm này khiến chúng ta cần phải tìm hiểu vấn đề kàya (thân) của đức Phật
theo quan điểm các nhà Tiểu thừa và Ðại thừa. Trong các học phái Tiểu
thừa, học phái Thượng tọa bộ đề cập rất ít đến vấn đề Pháp thân, vì theo
quan điểm của phái này, đức Phật như một người thường sống ở trong đời
và như các chúng sanh khác, cũng bị chi phối bởi những giả tạm của một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.