ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 5

Giá trị của tập sách này là diễn đạt được tiến trình lịch sử tư tưởng Phật
giáo qua ba giai đoạn: Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo các bộ phái, và
Phật giáo Ðại thừa. Tiến trình này của tư tưởng Phật giáo là một tiến trình
liên tục, không có gián đoạn, tuần tự nhi tiến chứ không có đột ngột. Tác
giả đã thật sự thành công khi trình bày tiến trình các qua điểm về các vấn
đề Ba thân, Niết bàn, Tứ đế, các vị trí tu chứng, ngang qua các phái
Thượng tọa bộ, Nhất thế hữu bộ, Ðại thừa giáo khi mới hưng khởi, các nhà
Duy thức và các vị Hậu Ðại thừa. Ðoạn truy nguyên các tác phẩm Bát nhã
Ba-la-mật, truy nguyên nguồn gốc và địa điểm phát khởi Ðại thừa giáo
đáng được chúng ta đặc biệt chú ý, vì tài liệu thật chính xác và khá phong
phú. Tác giả đã nối liền lại hai giòng tư tưởng Tiểu thừa và Ðại thừa, và
giúp chúng ta tìm được sự liên tục giữa hai giòng tư tưởng nhiều khi mâu
thuẫn và chống đối.

Ðọc kỹ tiến trình tư tưởng Phật giáo, chúng ta sẽ thấy các luận sư không vị
nào là không muốn diễn đạt cho thật sự trung thành giáo nghĩa nguyên thủy
của đức Từ Phụ. Dầu cho sự diễn đạt đặt dưới nhiều quan điểm và khía
cạnh sai khác, lồng vào những bối cảnh có thể nói là mâu thuẫn, nhưng
chúng ta vẫn nhận thấy những sóng ngầm đồng nhất, thật sự nguyên thủy
trong sự cố gắng trung thành của các nhà luận sư. Cho nên quan điểm của
một số học giả Pàli cho rằng những gì ngoài ba Tạng Pàli là ngụy tạo, vừa
nguy hiểm, vừa nông nổi nếu không phải là lạc hậu. Nguy hiểm vì tự mình
phủ nhận những cố gắng trung thành với đạo Phật nguyên thủy của các nhà
luận sư, như chúng ta đã thấy quá rõ ràng trong tập sách này. Nguy hiểm
hơn nữa là chúng ta phủ nhận luôn những tinh hoa đạo Phật nguyên thủy do
chính các nhà luận sư khai thác và diễn đạt. Nông nổi và lạc hậu, vì ngày
nay các nhà học giả Phật giáo phần lớn đều chấp nhận một số tư tưởng Ðại
thừa là những tư tưởng của đạo Phật nguyên thủy và xác nhận chính trong
tam tạng Pàli, được kiết tập trong một thời gian một vài thế kỷ, lẽ dĩ nhiên
phải có những đoạn phi nguyên thủy xen kẽ vào. Nếu có nhà học giả nào
chịu khó so sánh bốn tập A Hàm (Trung Hoa) với các tập Pàli Nikàya

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.