Mười một
NGHĨA TRANG BUKIT BROWN
•
SINGAPORE.
H
àng năm, vào ngày giỗ cha, bà Shang Su Yi và em trai, ông Alfred, sẽ
đến viếng phần mộ nơi cha mẹ họ an nghỉ. Gia đình của Su Yi, và một vài
người họ hàng thân thiết thường tập trung tại Công viên Tyersall để ăn sáng
trước khi đến nghĩa trang, nhưng năm nay mọi người gặp nhau tại Bukit
Brown trước. Astrid đến sớm, sau khi thả Cassian xuống trường mẫu giáo
Viễn Đông, cô đi thẳng tới nghĩa trang, hầu như không có ai ở quanh khi cô
thả bộ qua nghĩa trang lâu đời nhất của Singapore.
Kể từ năm 1970, khi nghĩa trang này ngừng nhận chôn cất, một khu rừng
đã phát triển không kiểm soát xung quanh nó, khiến nơi an nghỉ cuối cùng
của Singapore này trở thành một khu bảo tồn thiên nhiên tươi tốt cho một
số loài thực vật và động vật hoang dã hiếm nhất trên đảo. Astrid thích đi
dạo theo con đường uốn khúc và ngưỡng mộ những ngôi mộ được trang trí
công phu không giống bất cứ nơi nào trên thế giới. Những ngôi mộ lớn
hơn, phô trương hơn của người Hoa được xây dựng ở hai bên của các gò
dốc thoai thoải, một số ngôi có cổng vào to như cổng cung điện, và có hẳn
sân riêng lát gạch, nơi những người đi viếng mộ có thể tụ họp, trong khi
những ngôi mộ khác được trang trí bằng gạch Peranakan đầy màu sắc với
những bức tượng mô tả hình ảnh của phật bà Quan Âm, hoặc các vị thần
khác của Trung Hoa. Astrid bắt đầu đọc bia mộ, và thỉnh thoảng, cô nhận ra
tên của một người Singapore khai khẩn nơi này: Tan Kheam Hock, Ong
Sam Leong, Lee Choo Neo, Tan Ean Kiam, Chew Boon Lay. Họ đều ở đây.