cho quân lính.
Vua sai Cung Kiệm hầu Hà Văn Chính, Cối Khê bá Lê Đại Đỗ đi gọi Mạc
Đăng Dung ở Hải Dương về. Vua lại chạy về Thuần Mỹ đường, ra coi chầu
trăn quan.
Khi ấy, Đăng Dung đến yết kiến vua, đóng thuỷ quân ở sông Nhị Hà, cho là
Súc Ý đường hơi xa, nhân tâu xin lại chuyển về Bồ Đề, ngự ở Thuần Mỹ
đường để được tiện theo hầu. Lại sai người đi dụ bọn tử đệ của Trần Chân.
Bọn Nguyễn Áng đều nói: Thiết Sơn bị giết, do ở bọn Chử Khải, Trịnh
Hựu, Ngô Bính dèm pha, nếu giết ba người ấy thì vua tôi lại như cũ, không
có mưu đồ gì khác. Vua nghe kế của Đàm Cử, bèn giết bọn Khải. Nhưng
bọn Áng lại càng rông rỡ hoành hành, đóng quân không rút.
Tháng 9, ngày 21, Mạc Đăng Dung giết Ngự sử đài đô ngự sử Đỗ Nhạc
[46b] và Phó đô ngự sử Nguyễn Dự. Khi ấy, Đăng Dung cho là vua ở điện
Thuần Mỹ, thuỷ quân hơi gần với địa phương của bọn con em Trần Chân,
xin vua rời về Bảo Châu
2321
. Đỗ Nhạc, Nguyễn Dự đều can. Đăng Dung
liền sai đồ đảng là Đinh Mộng bắt Nhạc và Dự đến ruộng dâu ngoài cửa
bắc hành dinh Xuân Đỗ
2322
. Vũ Duệ có bài thơ rằng:
_ ni tinh kỳ quái tịch dương, Lưỡng cung phiến phiếm giá phi hoàng. Hàm
tê chiến sĩ yêm giang thượng, Phục trãi trung thần tử đạo bàng. Vạn lý sừ
tinh lâm hữu đạo, Tâm quân loát tuệ thác vô lương. Thăng Long tự cố hưng
vương địa, Hà bất thư hùng quyết nhất trường. (Phấp phới cờ treo bóng tịch
dương, Hai cung
2323
buông lửng một con xuồng. Áo tê quân chiến ỳ bên
cạnh, Mũ trãi tôi trung chết cạnh đường. Muôn dặm bừa rau rừng có giặc,
Ba quân tuốt dé túi không lương. Thăng Long là đất hưng vương cũ, Sống
mái sao không quyết một trường
2324
Bấy giờ Duệ thấy vua và hoàng đệ
Xuân thả thuyền chạy ra ngoài, Nhạc và Dư can mà bị giết, thiên hạ đói
cơm thèm rau, quân lính không có lương ăn, vua lại không có Thăng Long
mà rời đến Bảo [47a] Châu, cho nên có bài thơ này (Duệ người Sơn Vi
2325
đỗ tiến sĩ cập đệ khoa Canh Ngọ đời Hồng Đức, làm quan đến Thiếu bảo
thượng thư, sau thành bề tôi tiết nghĩa).
Đinh Mông rước vua về Bảo Châu. Vua đã dời đến Bảo Châu, Vĩnh Hưng