"Quận Thạc là tên nghịch tặc, minh công không nên đi cùng với nó". Tráng
mới tỉnh ngộ, bèn bảo quận Thạc cứ trở về dinh, rồi chỉnh đốn binh mã về
đóng ở Ninh Giang.
Ngày 20, Sĩ Lâm hộ vệ Vương đến quán Thanh Xuân, huyện Thanh Oai.
Vương mất ngày 25, Thế tử Trịnh Tráng đón đem về Ninh Giang phát tang,
rồi sai Trị quận công (không rõ tên) sắp sửa 13 chiếc thuyền rước linh cữu
thuận đường thuỷ đem về chôn, rồi thân đem các quan văn võ và các dinh
cơ trong nước cùng rước Hoàng thượng theo đường tắt, từ xã Bất Đoạt,
huyện Kim Bảng ra đường chính trở về Thanh Hoa để lo việc [21b] dẹp
loạn.
Mùa thu, tháng 7, vua tiến phong Vương thế tử Thái phó Thanh quận công
Trịnh Tráng làm Hiệp mưu đồng đức công thần đô tướng tiết chế các xứ
thuỷ bộ chư dinh kiểm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự Thái
uý Thanh quốc công, trao cho xử quyết mọi chuyện.
Bấy giờ Mạc Kính Khoan tiếm hiệu là Long Thái, chiếm cứ Cao Bằng đã
lâu, nghe tin trong nước có biến, mới tập hợp bọn manh lệ chốn núi rừng,
nhân lúc sơ hở tiến thẳng tới Gia Lâm, đóng quân ở vùng Đông Dư, Thổ
Khối. Bọn hùa theo hưởng ứng có đến hàng vạn, lòng người rối động, dân
trong vùng không được yên ổn.
Tháng 8, Tiết chế Thái uý Thanh quốc công Trịnh Tráng vâng mệnh hoàng
thượng, thân đem các quân tiến phát.
Ngày 21, đánh phá giặc Xuân Quang2699 ở Châu Cầu, quân giặc thua
chạy.
Ngày 26, [22b] đại binh tiến đến sông Nhị, quân thuỷ, quân bộ ứng tiếp
nhau, phá tan quân Mạc Kính Khoan ở vùng Gia Lâm, chém giết rất nhiều.
Kính Khoan chỉ chạy thoát được một mình trốn vào rừng núi. Từ đấy, nhân
dân trong nước lại được yên ổn như cũ. Kinh thành, cung cấm do đó đều
được yên lặng.
Tiết chế Thái uý Thanh quận công Trịnh Tráng thấy trong nước đã yên, mới
sai Bồi tụng Hộ bộ tả thị lang Diễn Gia hầu Lê Bật Tứ cùng với bọn
Chưởng giám Thái bảo Nhạc quận công Bùi Sĩ Lâm về Thanh Hoa đón
rước thánh giá ngự ra Kinh thành. Các quan đều chầu mừng. Từ đấy, trong