232
Cương mục sửa là Lưu Thạnh, vì sứ giả của Nam Tấn Vương sang
Nam Hán năm Hiển Đức thứ 1 (954), khi ấy Lưu Thạnh còn làm vua. Còn
Lưu Xưởng thì 4 năm sau (958) mới lên ngôi (CMTB5, 26a). Ngũ đại sử
(Nam Hán thế gia) cũng chép sau khi Xương Ngập chết thì em là Xương
Tuấn sang xin tiết việt của Lưu Thạnh.
233
Tông Huấn: tức Cung Đế (Quách Tông Huấn) đời Hậu Chu nối ngôi
năm 959, qua năm sau nhường ngôi cho nhà Tống, trước sau chưa đầy 1
năm, không đặt niên hiệu.
234
Nam Sách Giang: xem chú ở trang trước.
235
Binh Kiều: nay ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
236
Bạch Hạc: nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú.
237
Tam Đái: nay ở vùng huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú. Nay ở xã Minh
Tâm, huyện Vĩnh Lạc có di tích thành cũ, và ở xã Vĩnh Mỹ (cùng huyện)
có đền thờ của sứ quân Nguyễn Khoan.
238
Đường Lâm: nay ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
239
Giao Thủy: nay ở huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà.
240
Đỗ Động Giang: Cương Mục chú: "Sông Đỗ Động phát nguyên từ các
đầm lớn ở xã Đào Viên thuộc huyện Thanh Oai, chảy qua các xã Sinh Quả,
Úc Lý, đi khuất khúc đến xã Thượng Cung, huyện Thượng Phúc thì hợp
với sông Nhuệ" (CMTB5, 29b). Ngô Thì Sĩ ghi thêm: "Nay ở làng Bảo Đà,
huyện Thanh Oai còn vết cũ của thành sứ quân" (Việt Sử Tiêu Án). Đỗ
Động Giang có thể là phần đất vào khoảng huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây
ngày nay.