Nghiễm, nhưng trong trường hợp tên vua Nam Hán ở đây thì đọc là
Nghiễm. Ngũ đại sử q.65 Nam Hán thế gia chép rằng vua Nam Hán ban
đầu tên là Nham, rồi đổi tên là Trắc ____ (chứ không phải Thiệp) _____
như Toàn thư chép ở đây), "sau thấy rồng trắng hiện lên, lại đổi tên là
Cung, sau có nhà sư người Hồ nói rằng theo sấm thư thì diệt họ Lưu là
Cung, bèn lấy nghĩa "rồng bay lên trời" (phi long tại thiên) trong Chu Dịch,
đặt làm chữ ____ âm là Nghiễm, lấy làm tên".
217
Thông giám (Trường Hưng 1), Tân Ngũ đại sử, Nam Hán thế gia chép
tên viên tướng nhà Nam Hán này là Lương Khắc Trinh.
218
Việc quân Nam Hán sang đánh Giao Châu (tức nước ta), bắt Khúc
Thừa Mỹ, sử liệu Trung Quốc như Thông giám ghi vào tháng 9 năm
Trường Hưng thứ 1 (930). Tân Ngũ Đại sử, Nam Hán thế gia ghi vào niên
hiệu Đại Hữu thứ 3, cũng tức là năm 930. Chưa rõ vì sao cả Toàn thư và
Cương mục (TB5, 17a) đều ghi vào năm Quý Mùi (923)?
219
Cương mục ghi Dương Diên Nghê, người Ái Châu, tức Thanh Hóa
(CMTB5, 17a). Tài liệu Trung Quốc như Tống Sử (q.488), Tư tri thông
giám v.v.... cũng chép là Dương Diên Nghệ. Ngũ đại sử (q.65) chép như
Toàn thư (là Đình Nghệ). Có thể nhầm nét chữ vì chữ ____ diên và chữ
____ đình gần giống nhau.
220
Chỉ Lưu Ẩn.
221
Chữ ______ âm Cảo, Kiểu, đồng âm với Kiều.
222
Vạn Vương [Lưu] Hoằng Tháo, nên sửa là Hồng Tháo, theo Tân Ngũ
đại sử (q.65). Các con của Lưu Cung đều có chữ Hồng.
223
Tân Ngũ đại sử (Nam Hán thế gia) chép: thực thiết quyết = đóng cọc
sắt (hiểu là cọc gỗ bịt sắt). Việt sử lược (q.1, 14b): thực thiết đầu đại dực =