201
Nam Định: tên huyện do nhà Đường đặt năm Vũ Đức thứ 4 [621]
(Đường thư, Địa lý chí). Lại theo Thái Bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử thời
Tống thì ở huyện Nam Định có núi Đông Cứu ở châu Gia Lâm. Như vậy
huyện Nam Định thời thuộc Đường ở về phía nam sông Đuống, vào
khoảng huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc ngày nay.
202
Thiện Xiển: tức Côn Minh, ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ngày nay.
203
Theo Thông Giám và Tân Đường thư, Nam Chiếu truyện, họ tên người
này là Dương Tập Tư, không phải là Trương Tập như Toàn thư đã viết
nhầm.
204
Phù Da: tên huyện thuộc châu Vũ Định. Theo Thanh nhất thống chí,
châu Vũ Định thời Đường thuộc quyền An Nam đô hộ phủ; nay ở địa phận
tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Chữ Phù trong nguyên bản đúng ra phải chép
là ____ _____.
205
Tây Châu, nên sửa là Tây Xuyên, theo Thông Giám.
206
Nguyên văn: "Biền cứ ngã phủ xưng vương". Sử liệu Trung Quốc, kể
cả Tân Đường thư q.224 hạ; Cao Biền truyện đều không thấy ghi việc Cao
Biền xưng vương. Cương Mục cho rằng đó chỉ là do một số "người Giao
Châu kinh sợ Biền mà gọi Biền là Cao Vương") (CMTB5, 10b).
207
Nguyên văn: "nữ tường", tức tường nhỏ đắp trên mặt thành có các lỗ
để nhắm bắn.
208
Nguyên văn: "Ngũ trượng ngũ thốn", chắc là khắc in lầm, thân thành
cao 2 trượng 6 thước thì nữ tường chỉ có thể là 5 thước 5 tấc; Việt Sử Lược
(q.1) cũng ghi số đó.