yên thiên hạ, ý vua muốn truyền ngôi cho, mới phong làm Nam Việt
Vương, lại từng xin mệnh và nhận tước phong của nhà Tống. Sau vua sinh
con nhỏ là Hạng Lang, rất mực yêu quý, lập làm thái tử. Liễn vì vậy bất
bình, sai người ngầm giết đi.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nối ngôi dùng con đích là đạo thường muôn đời,
bỏ đạo ấy, chưa từng không gây loạn. Cũng có khi nhân thời loạn mà lập
Thái tử, thì trước hết chọn người có công, [5b] hoặc con đích trưởng quá ác
phải bỏ thì sau mới lập con thứ. Thế là xử việc lúc biến mà vẫn được đúng
đắn, người xưa vẫn từng làm. Nam Việt Vương Liễn là con trưởng, lại có
công, chưa thấy lầm lỗi gì. Tiên hoàng yêu con thứ mà quên con trưởng,
cho như thế mới đủ tỏ tình yêu quý, không biết như thế là làm hại con. Liễn
lại nhẫn tâm, đến nỗi giết em, thiên đạo nhân luân mất hết, chuốc họa chết
thiệt thân, còn liên lụy cả cha nữa, há chẳng rùng rợn lắm thay! Không thế
thì tội đại ác của Đỗ Thích do đâu nảy ra để hợp với lời sấm được?
Mùa đông, tháng mười, Chi hậu nội nhân Đỗ Thích
262
giết vua ở sân cung.
Bọn Đinh quốc công Nguyễn Bặc bắt được đem giết. Trước đó Đỗ Thích
làm chức lại ở Đồng Quan, đêm nằm trên cầu, bỗng thấy sao sa rơi vào
miệng, Thích cho là điềm tốt, bèn nảy ra ý định giết vua. Đến đây, nhân lúc
vua ăn yến ban đêm, say rượu nằm trong sân, [6a] Thích bèn giết chết, lại
giết luôn cả Nam Việt Vương Liễn. Khi ấy lệnh lùng bắt hung thủ rất gấp,
Thích phải lén núp ở máng nước trong cung qua 3 ngày, khác lắm, gặp lúc
trời mưa thò tay hứng nước uống, cung nữ trông thấy liền đi báo. Đinh
quốc công Nguyễn Bặc sai người bắt đem chém, đập nát xương, băm thịt ra
từng mảnh, chia cho người trong nước ăn, chẳng ai không tranh lấy mà nhai
nuốt. Ngày trước, khi vua còn hàn vi, thường đánh cá ở sông Giao Thủy,
kéo lưới được viên ngọc khuê to nhưng va vào mũi thuyền, sứt mất một
góc. Đêm ấy vào ngũ nhờ ở chùa Giao Thủy, giấu ngọc ở dưới đáy giỏ cá,
đợi sáng ra chợ bán cá. Bấy giờ vua đang ngũ say, trong giỏ có ánh sáng lạ,
nhà sư chùa ấy gọi dậy hỏi duyên cớ, vua nói thực và lấy ngọc khuê cho
xem. Sư than rằng: "Anh ngày sau phú quý không thể nói hết, chỉ tiếc phúc
không được dài".