ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 163

288 Sông Bà Hòa: sông chảy qua xã Bà Hòa, sau đổi là xã Đồng Hòa, nay
thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

289 Núi Đại Vân: ở thành Hoa Lư, tỉnh Hà Nam Ninh.

290 Tiết Trấn: tức Tiết độ sứ ở phiên trấn.

291 Chỗ này toàn thư chép là "Diên Chỉ chi ngung", bản dịch cũ dịch là
"Diên Chỉ cõi xa" và chú thích Diên Chỉ là Chu Diên và Giao Chỉ (bản dịch
cũ, tập 1, tr.332). Nhưng xem lại Tống sử (Giao Chỉ truyện) ta thấy đoạn
văn này được chép là "Diên Diếp chi ngung". Diên Diếp hay Điếp Diên là
từ lấy trong Hậu Hán thư, Mã Viện truyện. Theo Mã Viện truyện, khi Mã
Viện vào Giao Chỉ, đến Tây Lý, đất nhiều khí độc bốc lên, "ngửng mặt nhìn
thấy diều bay, lả tả rơi xuống trong nước" (ngưỡng thị phi diên điếp điếp
đọa thủy trung). Như vậy, "diên điếp chi ngung" có thể dịch là "cõi đất diều
rơi", chỉ miền đất Giao Chỉ mà người Trung Quốc coi là nhiều khí độc. Chữ
Diên Điếp gần với chữ Diên Chỉ nên có sự lầm lẫn như trên.

292 Núi Đọi: tên chữ Hán là Đội Sơn hoặc Long Đội Sơn, ở xã Đại Sơn,
huyện Duy Tiên, nay thuộc tỉnh Nam Hà.

293 Sách Giang tự: tên chùa, gọi theo tên sông. Sông Sách Giang, theo
Phan Huy Chú, là con sông chảy qua Nam Sách. (Lịch triều hiến chương
loại chí, bang Giao Chỉ). Có lẽ bây giờ, cũng như về thời Trần sau này,
sông Sách là một đoạn sông Thương.

294 Pháp sư Thuận: tức thiền sư Pháp Thuận (1-990) họ Đỗ, trụ trì chùa Cổ
Sơn, hương Thư ở ái Quận; thuộc thế hệ thứ 11 thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chí
(dòng thiền Nam Phương).

295 Nguyên văn là "giang lệnh".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.