296 Nguyên bản in là: "Bả điệu"; nhầm chữ trạo thành chữ điệu; dùng ở
đây không có nghĩa; ba trạo có nghĩa là cái mái chèo.
297 Theo bản dịch cũ.
298 Ngô Khuông Việt (933-1011): tức Ngô Chân Lưu, người hương Cát
Ly; huyện Trường Lạc; trụ trì chùa Phật Đà, thuộc thế hệ thứ tư dòng thiền
Vô Ngôn Thông.
299 Nguyên bản in "hậu khiển chi", chữ khiển (sai khiến) do chữ di (tặng,
biếu) khắc lầm.
300 Nguyên văn: chế khúc. Khúc là bài hát có lời, là bài từ đặt theo một ca
điệu có sẳn.
301 Bài từ này có một truyền bản khác ở Thiền uyển tập anh, bản in năm
Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715), di biệt một số chữ so với văn bản Toàn thư
phiên âm trên đây. Trong bài Về bài từ ở thế kỷ X, Hoàng Văn Lâu đã khỏa
dị nhận xét, hai bản để phục nguyên bài từ (xem: Một số vấn đề văn hóa
học Hán Nôm, NXB Khoa Học Xã Hội, H. 1983, tr. 191-211).
302 Bản dịch của Hà Văn Tấn, Lịch sử Phật giáo Việt Nam NXB. Khoa
Học Xã Hội, H. 1988, tr. 127.
303 Phật thành tức là thành Phật Thệ (Vijaya), Cũng gọi là thành Chà Bàn,
kinh đô của Chiêm Thành; ở về phía Bắc thành phố Quy Nhơn, ngày nay
khoảng 27 Km.
304 Tức vua Chiêm Sri Harivarman II (ở ngôi 988-999).
305 Ở đọan sau (BK1,24a) ghi hoàng tử này là Long Tích.