ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 167

326 Cùng Giang: con sông ở vùng Mường Cử Long huyện Cẩm Thủy, tỉnh
Thanh Hóa. Cương mục chép là "Duyên Giang", nghĩa là đi theo dọc sông
(bản dịch cũ theo ý đó). Xét đoạn văn trên đây thì Cùng Giang phải là tên
riêng, vì tiếp theo có nói rõ: "giặc bày trận hai bên bờ..., quan quân bị hãm
ở giữa sông".

327 Đa Cái: tên xã, thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Kênh Đa
Cái tức là khúc kênh nối kênh Sắt với sông Lam

328 Cương mục có chép việc Lê Đại Hành đi vào kênh Hoa Cái, nhưng bỏ
qua không nói đến ám Châu và Tư Củng trường. Những tên đất này chưa
khảo được.

329 Thành Nhật Hiệu: Cương mục dẫn tên ghi trong An Nam chí của Cao
Hùng Trưng là Hiệu Thành trường, nay không khảo được (CMCB1, 36a).

330 Minh Đề: ở BK1, 21a viết (chữ Hán) ở đây viết (chữ Hán) cùng âm
Đề.

331 Biện Kinh: kinh đô nhà Bắc Tống (960-1126), nay là Khai Phong, tỉnh
Hà Nam, Trung Quốc.

332 Sông Đại Hoàng: theo Cương mục, là con sôngf chảy qua xã Đại Hữu,
huyện Gia Viễn (CMCB1, 37a). Bản dịch cũ chú là khúc sông Hồng ở ngã
ba Tuần Vương xã Đại Hoàng.

333 Đại Hành: khi vua mới mất chưa đặt thụy hiệu thì gọi là Đại Hành
Hoàng Đế. Có sách giải thích "đại hành" là đi xa hẳn không trở lại. Có sách
giải thích "đại hành" là đức hạnh lớn (hành và hạnh viết cùng một chữ, âm
cổ đọc như nhau).

334 Bất tiếu: là không giống cha, tức là không phải là người hiền.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.