Bạch Hạc, trên núi làm hình dạng các giống chim bay [17a] thú chạy, lưng
chừng núi có rồng thần cuốn quanh, cắm xen các thứ cờ, treo lẫn vàng
ngọc, sai con hát
423
thổi sáo thổi kèn trong hang núi, dâng ca tấu múa làm
vui, cho các quan ăn yến. Quy chế núi năm ngọn bắt đầu từ đấy.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Mừng ngày sinh là lễ lớn. Bề tôi chúc mừng vua,
vua ban yến cho bề tôi, vua tôi hòa hợp để thông tình trên dưới, lễ vốn nên
như thế. Song vua đương để tang mà vui chơi hết mức, không nghĩ đến việc
tiên đế chưa chôn sao? Cái lòng đau đớn thương xót, có lẽ không còn gì.
Mùa đông, tháng 10, táng [tiên đế] ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức, đặt thụy là
Thần Vũ Hoàng Đế, miếu hiệu là Thái Tổ.
[17b] Lê Văn Hưu nói: Thời cổ, khi thiên tử đã băng, xây Lăng an táng linh
cữu, hoặc gọi là Mậu Lăng hoặc gọi là Xương Lăng; để văn chương ở các,
hoặc gọi là Hiển Mô, hoặc gọi là Bảo Văn. Nay nhà Lý, lăng các đời chỉ
gọi chung là Thọ Lăng, các gọi là Long Đồ, có lễ bấy giờ vua không có học
mà các nho thần cũng không biết sửa chữa hoặc không có sức kê cứu việc
cổ vậy.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Lý [Thái Tổ] dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở
vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về, lại vừa sau lúc
Ngọa Triều hoang dâm bạo ngược mà vua thì vốn có tiếng khoan nhân, trời
thường tìm chủ cho dân, dân theo về người có đức, nếu bỏ vua thì còn biết
theo ai! Xem việc vua nhận mệnh sâu sắc lặng lẽ, dời đô yên nước, lòng
nhân thương dân, lòng thành cảm trời, cùng là đánh dẹp phản loạn, Nam
Bắc [18a] thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là
có mưu lược của bậc đế vương. Duy có việc ham thích đạo Phật, đạo Lão là
chỗ kém.
THÁI TÔNG HOÀNG ĐẾ
Tên húy là Phật Mã, một tên khác là Đức Chính, con trưởng của Thái Tổ.
Mẹ là hoàng hậu họ Lê, sinh vua vào ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý, niên
hiệu Ứng Thiên năm thứ 7 [1000] thời Lê, ở phủ Trường Yên. Thái Tổ
được nhường ngôi, lập Đông cung thái tử. Khi Thái Tổ băng, nhờ có Phụng
Hiểu trung dũng, đồng lòng cứu nạn, lên ngôi hoàng đế, ở ngôi 27 năm