thức thừa nhận việc tu hành.
432 Nguyên văn: ưu đàm thụ, tên loài cây phiên âm từ tiếng Phạn:
Udumbara (cũng phiên là ưu đàm loát). Cây này có quả mà không có hoa,
truyền thuyết Phật giáo nói đó là điềm lành, 3.000 năm mới một lần nở hoa.
Có thể coi cây sung tương ứng với cây ưu đàm, nhưng cây sung ở ta không
có truyền thuyết như cây Udumbara của Ấn Độ.
433 Định Nguyên: tên châu thời Lý, có lẽ là miền tỉnh Yên Bái.
434 Nguyên văn: "Bát nguyệt" (tháng 8). Nhưng ở dưới ghi tiếp lại là:
"mùa thu, tháng 7". Như vậy chữ "nguyệt" ở đây là khắc in nhầm, đúng ra
phải là chữ "nhật" (ngày).
435 Chân Đăng: tên châu thời Lý. Cương mục chua là "thuộc tỉnh Sơn Tây,
tức phủ Lâm Thao bây giờ" (CMCB2, 37a). Phủ Lâm Thao thời Nguyễn là
đất huyện Phong Châu và một phần đất các huyện Thanh Hòa và Sông
Thao tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. Nhưng có thể châu Chân Đăng thời Lý gồm
cả một phần đất huyện Tam Thanh (Tam Nông cũ)
436 Nguyên văn: "Đào đại di". Đại di là Bà dì. Cương mục chỉ chép "Hữu
Đào thị giả" (có người họ Đào..., CMCB2, 37a).
437 Nguyên bảin in: "lục châu", có lẽ là khắc in nhầm chữ "bản châu".
438 Trệ Nguyên: tên châu thời Lý, Cương mục chua "không thảo được"
(CMCB2, 38a), có thể ở gần châu Định Nguyên.
439 Thất bảo: bảy thứ quý. Theo Pháp hoa kinh, bảy thứ ấy là: vàng, bạc,
lưu ly, xà cừ, ngọc, mã não, trân châu (ngọc trai) mai khôi (ngọc đỏ). Các
kinh khác như Vô lượng thọ, A Di Đà, Bát Nhã đều nói đến thất bảo với
một vài thứ khác.
440 Nhắc việc sư Trí Thông, thị gia hầu bảo tháp xá lị của Trần Nhân Tông
ở núi Yên Tử, tự thiêu thời Trần Minh Tông (1314-1329).
441 Núi Tiên Du: ở huyện Tiên Du, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc,
còn có tên là núi Phật Tích, lại có tên là núi Lạn Kha (do truyền thuyết nó
Vương Chất vào núi đốn củi, chống cán rìu xem hai ông già đánh cờ, tan
cuộc nhìn lại thấy cán rìu đã mục nát).
442 Nguyên văn: "chế kim bát giác tiêu dao". Như vậy trong câu này tiêu
dao phải là một danh từ chỉ đồ vật nhưng hai chữ tiêu dao không hề có