421 Có sự lầm lẫn về cách ghi họ tên người cha của Đinh hoàng hậu. Ở trên
ghi: cha của Mai hoàng hậu là Hựu thì có thể hiểu người đó là Mai Hựu...,
cha của Đinh hoàng hậu là Ngô Thượng thì có thể hiểu người đó là Đinh
Ngô Thượng. Ở đây Toàn thư lại ghi Ngô Thượng Đinh? Đại Việt sử lược
(q2, tờ 5a) cũng ghi là Ngô Thượng Đinh. Chưa rõ nhầm lẫn do đâu.
422 Đại Việt sử lược chép là Liêu Gia Chân (Chân và Trinh có thể lầm với
nhau).
423 Nguyên văn là "linh nhân".
424 Thất tinh: tức là chòm sao Bắc đẩu (có 7 sao).
425 Lạng Châu: tên châu thời Lý, nay là đất Lạng Sơn.
426 Đản Nãi: tên giáp, có lẽ là vùng Đan Nê, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh
Hóa, nơi có núi Đồng Cổ (xem BK1, 16b).
427 Phụng Thiên: Cương mục chép là Phụng Tiên (CMCB2, 34a).
428 Đại liêu ban: tên tước của triều Lý.
429 Nguyên văn: "Điểu Lộ điền". Tên đất này được nhắc đến hai lần trong
Toàn thư, ở đây và cách 3 tờ sau (BK2, 25a), đều khắc in rõ chữ "Điểu".
Các bản in sau bản Chính Hòa như bản VHv. 2330 (BK2, 20b và 25a), và
các bản in của Quốc tử giám triều Nguyễn
430 Nguyên văn: "... Chiếu phát tiền nhầm công tạo tự quán vu hương ấp,
phàm bách ngũ thập sở". Các bản in của Quốc tử giám thời Nguyễn (A.
3v.v...) và các bản VHv. 2330 (sau bản Chính Hòa) đều in là "... vu hương
ấp, cửu bách ngũ thập sở" (... ở các hương ấp, tất cả 950 chỗ). Chữ "phàm"
và chữ "cửu" dáng chữ gần giống nhau, dễ đọc và chép nhầm. Có thể trước
do bản VHv. 2330 in phỏng theo bản Chính Hòa, sau các bản in đời
Nguyễn theo đó nhầm tiếp. Cương mục có thể đã dùng một bản Toàn thư
thuộc loại nói trên cho nên cũng chép như thế (cửu bách thập sở. CMCB2,
35b). Nhưng Đại Việt sử ký tân biên bản in thời Tây Sơn, vẫn chép là "...
phàm bách ngũ thập sở" (ĐVSKTB BK2, 26b). Đại Việt sử lược (q.2, 5b)
cũng chép rõ hơn: "tạo tự quán phàm nhất bách ngũ thập xứ". Xét về kết
cấu ngữ pháp, câu "... phàm bách ngũ thập sở" chưa được chuẩn xác, nhưng
kết hợp với Đại Việt sử lược, chúng tôi dịch là "150 sở".
431 Nguyên văn: "thụ ký lục"; có nghĩa là nhận sự đăng ký, được chính