397 Ở phần trên đã chép Lý Thái Tổ lập 6 hoàng hậu mà Lập Giáo hoàng
hậu đứng đầu, có quy chế xe kiệu riêng (BK1, 34b). Ở đây nói lập thêm 3
hoàng hậu nữa, mà tên Lập Giáo hoàng hậu lại kể ở sau cùng. Cương mục
ghi: "Điều này chắc Sử có lầm, tạm chép lại đó chờ tra cứu thêm"
(CMCB2, 19a).
398 Cổ Sở: bến Cổ Sở có tên nôm là bến Giá, nay ở xã Yên Sở, huyện Hoài
Đức, tỉnh Hà Tây.
399 Nguyên văn: "Thiên hạ tao mông muội, trung thần nặc tính danh, trung
thiên minh nhật nguyệt, thục bất kiến kỳ hình". Bài thơ này có các dị bản
trong Việt điện u linh, Sơn Tây tỉnh chí" v.v... với nhiều chữ chép khác biệt
với đây.
400 Thát Đát: phiên âm tên Tartar hay Tatar, bộ tộc Mông Cổ, ở đây chỉ
quân Nguyên - Mông.
401 Không rõ có phải là Trịnh Văn Tú nói ở trước hay không?
402 Cương mục chú: điện phía đông tức ở điện Tập Hiền (CMCB2, 19b).
403 Cương mục chép Phạm Hạc thành Phạm Hạc Như (khiển viên ngoại
lang Nguyễn Đạo Thanh, Phạm Hạc Như).
404 Nguyên văn: "Thiên Đức lăng thái miếu", đến đây chưa thấy nói đến
lăng Thiên Đức, ngờ nhầm ở chữ "lăng"; hoặc có thể hiểu là Lăng Thái
Miếu ở phủ Thiên Đức?
405 Bố Chính: nay là đất các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa,
tỉnh Quảng Bình.
406 Núi Long Tỵ: theo Cương mục, ở địa phận xã Thuần Chất, huyện Bình
Chính, tỉnh Quảng Bình, hình thể núi này nhô lên như vòi rồng, nên gọi là
"Long tỵ" (CMCB2, 22a). Huyện Bình Chính nay là huyện Quảng Trạch,
tỉnh Quảng Bình.
407 Cương mục chú: điện phía tây tức là điện Giảng Vũ.
408 Cương mục dẫn Khâm Châu chí nói trại Như Hồng ở phía tây Khâm
Châu, giáp với trấn Như Tích, cách châu Vĩnh An của nước ta 20 dặm
(CMCB2, 23b). Châu Vĩnh An tên cũ là trấn Triều Dương (đổi năm 1023),
nay là đất huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh.
409 Triều Dương: tên trấn thời Lý, xem chú thích về trại Như Hồng ở trên.