ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 209

thương mà cũng vui chơi, khiến cho đạo chí hiếu có thiếu sót. Mê hoặc bởi
cái thuyết từ ái của Phật mà tha tội cho bề tôi phản nghịch

501

thì lòng nhân

ấy thành ra nhu nhược, đó là chỗ kém.

Chú Thích:

371 Cổ Pháp: tên châu, từ thời Đinh về trước gọi là châu Cổ Lãm; triều Lê
Đại Hành cho đến năm 995 vẫn còn gọi tên ấy (BK1, tờ 21a), sau đổi gọi là
Cổ Pháp, Lý Thái Tổ lên ngôi đổi làm phủ Thiên Đức. Nay là đất huyện
Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc.
372 Nguyên bản in: "mẫu Phạm thị, tiêu dao du Tiêu Sơn tự" hai chữ "tiêu
dao" là diễn văn (chữ khắc thừa), do ảnh hưởng của tên bài văn Tiêu Dao
Du của Trang Tử.
373 Chùa Tiêu Sơn: tức chùa Trường Liêu trên núi Tên ở xã Tương Giang,
huyện Tiên Sơn, Hà Bắc.
374 Chùa Lục Tổ: cũng gọi là chùa Cổ Pháp, ỡ xã Đình Bảng, huyện Tiên
Sơn, tỉnh Hà Bắc.
375 Tứ sương quân: quân bảo vệ bốn mặt kinh thành.
376 Thiền uyển tập anh (tờ 52a) chép viện Hàm Toại chùa Ứng Thái Tâm
(dùng chữ Thái thay cho chữ Thiên trong tên các danh vật đời Lý). Còn tên
viện Cảm Tuyển hoặc Hàm Toại thì hẳn là do khuôn chữ gần giống nhau
nên sao khắc bị lầm.
377 Cao Vương: chỉ Cao Biền.
378 Sông Bắc Giang: hay sông Thiên Đức, tức sông Đuống.
379 Nguyên bản in là "...giai viết long trì..." (đều gọi là thềm rồng); ở vị trí
chữ "viết" phải là chữ "hữu" (giai hữu long trì = đều có thềm rồng) tih` mới
đúng nghĩa. Cương mục cũng đã sửa là "giai hữu long trì" (CMCB2, 10a).
380 Tinh lâu: lầu xem sao (chỉ lầu cao).
381 Độ: vốn là một khái niệm Phật giáo, dịch từ Phạn paramita, nghĩa là
"vượt qua giới hạn (giữa mê tối và giác ngộ), dần dần mang thêm nghĩa
thông thường là cho phép xuất gia tu hành. Khi một người lần đầu tiên đến
chùa, được phép gọt tóc đi tu, gọi là thế độ, hoặc độ. Nguyên văn: "độ bách
tính vi tăng", có nghĩa là nhà nước thừa nhận cho dân làm sư, cấp giấy gọi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.