ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 245

[25b]Vua không khỏe, gọi Thái úy Lưu Khánh Đàm vào nhận di chiếu
rằng: "Trẫm nghe phàm các loài sinh vật không loài nào không chết. Chết
là số lớn của trời đất, lẽ đương nhiên của mọi vật. Thế mà người đời không
ai là không thích sống mà ghét chết. Chôn cất hậu làm mất cơ nghiệp, để
tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm không cho là phải. Ta đã ít đức, không lấy
gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi lại khiến cho thứ dân mặc áo
xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế, làm cho lỗi ta thêm
nặng, thiên hạ sẽ bảo ta là người thế nào! Trẫm xót phận tuổi thơ phải nối
ngôi báu, ở trên các vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hãi. Đã 56
năm nay, nhờ anh linh của tổ tông, được hoàng thiên phù hộ, bốn biển yên
lành, biên thùy ít biến, chết mà được xếp sau các bậc tiên quân là may rồi,
còn phải thương khóc làm gì? Trẫm từ khi đi xem gặt lúa đến giờ, bỗng bị
ốm, bệnh kéo dài, [26a] sợ không kịp nói đến việc nối ngôi. Mà thái tử
Dương Hoán tuổi đã tròn một kỷ

589

, có nhiều đại đội, thông minh thành

thật, trung nghiêm kính cẩn, có thể theo phép cũ của trẫm mà lên ngôi
hoàng đế. Nay kẻ ấu thơ chịu mệnh trời, nối thân ta truyền nhgiệp của ta,
làm cho rộng lớn thêm công nghiệp đời trước. Nhưng cũng phải nhờ quan
dân các ngươi một lòng giúp rập mới được. Này Bá Ngọc, ngươi thật có khí
lượng của người già cả, nên sửa sang giáo mác, để phòng việc không ngờ,
chớ làm sai mệnh, trẫm dù nhắm mắt cũng không di hận. Việc tang thì chỉ 3
ngày bỏ aó trở, nên thôi thương khóc; việc chôn thì nên theo Hán Văn Đế,
cốt phải kiệm ước, không xây lăng mộ riêng, nên để ta hầu bên cạnh tiên
đế. Than ôi! Mặt trời đã xế, tấc bóng khó dừng; từ giã cõi đời, nghìn thu
vĩnh quyết. Các ngươi nên thật lòng kính nghe lời trẫm, báo rõ cho các
vương công, bày tỏ trong ngoài".
Ngày Đinh Mão, vua băng ở điện Vĩnh Quang.
[26b]Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Về thời đại thuận ngày xưa, người làm vua
biết giữ tín đạt thuận, tới được mức trung hòa, cho nên bấy giờ trời không
tiếc đạo, đất không tiếc của báu, móc ngọt tuân sa, rượu thơm suối chảy, cỏ
chỉ nảy mọc, mà các vật điềm lành như rồng, phượng, rùa, lân, không giống
gì không đến. Thời Nhân Tông, sao các vật điềm lành nhiều đến thế? Là vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.