ngoài cõi Tây Bắc giáp với nước Văn Lang còn có họ Thục khác, mà sử cũ
(tức Toàn Thư) nhận là Thục Vương chăng ?" (CMTB1,9). Hiện nay, có
nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Thục Phán, trong đó có thuyết coi họ
Thục là thủ lĩnh của người Âu Việt (hay Tây Âu) ở phía bắc nước Văn
Lang mà trung tâm là vùng Cao Bằng.
24 Nay còn di tích ở huyện Đông Anh, Hà Nội.
25 Côn Lôn: tên dãy núi Trung Quốc (ở miền Tân Cương - Tây Tạng).
26 Cao Lỗ, chép là Cao Thông trong các tài liệu của Trung Quốc như Giao
Châu Ngoại Vực Ký (do Thủy Kinh Chú, q.14 dẫn), Thái Bình hoàn vũ ký
(phần Nam Việt Chí, q. 170), v.v....
27 Một số tài liệu Trung Quốc (như Quảng Dư Ký, Đại Thanh Nhất Thống
Chí, v.v....) chép là Nguyễn Ông Trọng, có lẽ vì dựa theo sử liệu Việt Nam
đời Trần do kiêng húy đã đổi Lý thành Nguyễn.
28 Lâm Thao: tên huyện Trung Quốc thời Tần, nay thuộc tỉnh Cam Túc.
29 Tức đền Chèm ở huyện Từ Liêm, Hà Nội.
30 Quế Lâm: tên quận thời Tần, nay là vùng đất bắc và đông tỉnh Quảng
Tây, chứ không chỉ riêng huyện Minh Quý, nơi đóng trị sở của tỉnh ấy.
31 Tượng Quận: tên quận đời Tần mà trước đây nhiều sách sử của ta và của
Trung Quốc đều chú giải là quận Nhật Nam, hay bao gồm cả ba quận Giao
Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thời Hán, tức đất An Nam. Thuyết đó là dựa vào
một câu cước chú của Hán Thư (q.28 hạ, tr. 11a) về quận Nhật Nam thời
Hán: "Quận Nhật Nam - quận Tượng thời Tần ngày trước". Nhưng từ cuối
thế kỷ XIX, thuyết đó đã bị phê phán. Chính Hán thư phần Bản Kỷ (q.7
tr.9a) chép rõ rằng: "Năm thứ 5 hiệu Nguyên Phương (76 TCN), bãi bỏ
quận Tượng, chia đất vào hai quận Uất Lâm và Tường Kha". Quận Uất
Lâm là vùng Quảng Tây, quận Tường Kha ở phía tây quận Uất Lâm và
gồm một phần Quý Châu. Vậy Tượng Quận là miền tây Quảng Tây và nam
Quý Châu.
32 Chữ có hai âm: "Hiêu" và "Ngao". Chúng tôi phiên theo âm đã quen gọi.
33 Bắc Giang: tên đạo đời Đinh, tên lộ thời Lý, Trần và đầu Lê (nay là tỉnh
Hà Bắc).
34 Cương mục (TB1, 16b) chú: "Bây giờ không biết con sông này ở đâu".