12 Bà Khương Nguyên giẫm vết chân người khổng lồ, sinh ra ông Khi, tức
Hậu Tắc, tổ nhà Chu.
13 Thông giám ngoại kỷ: tức phần Ngoại Kỷ của sách Tư Trị Thông Giám
(294 quyển) do Tư Mã Quang đời Tống soạn.
14 Nguyên bản in nhỏ hai chữ "khuyết húy", dễ nhận lầm là khuyết húy của
Lạc Long Quân. Nhưng ở trên đã nói Lạc Long Quân húy Sùng Lãm. Ở
đây nói khuyết húy của Hùng Vương.
15 Huyện Bạch Hạc thời Lê là một phần đất huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh
Phú ngày nay.
16 Việt Sử Lược chép nước Văn Lang gồm 15 bộ lạc, trong đó có 10 bộ lạc
giống tên như Toàn thư ghi trên đây (Giao Chỉ, Vũ Ninh, Việt Thường,
Ninh Hải, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Cửu Đức, Văn
Lang), và 5 bộ lạc với tên khác (Quân Ninh, Gia Ninh, Thang Tuyền, Tân
Xương, Nhật Nam). Lĩnh Nam Chích Quái cũng chép đủ tên 15 bộ, nhưng
trong các bản hiện còn, tên các bộ ấy có nhiều sai khác chênh lệch. Dư Địa
Chí của Nguyễn Trãi chép đúng tên các bộ như Toàn Thư đã ghi trên đây,
nhưng không có tên bộ Văn Lang.
17 Chữ "Hùng" và chữ "Lạc" chỉ khác nhau về phía bên trái, dễ đọc và
chép lầm.
18 Lĩnh Nam Chích Quái chép Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân dưới
núi Trâu Sơn, Sách Việt Sử Tổng Vịnh chú rằng núi Vũ Ninh thuộc huyện
Quế Dương (nay thuộc đất Quế Võ, tỉnh Hà Bắc).
19 Sông Từ Liêm: chỉ khúc sông Hồng chảy qua Chèm, Hà Nội.
20 Tức là sông Đáy.
21 Tức là sông Hồng.
22 Nguyên bản mất tờ in 5a - b, được thay thế bằng tờ chép tay.
23 Về điều ghi Thục Phán người Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc), Cương
mục có nhận xét: "Nước Thục từ năm thứ 5 đời Thận Tĩnh Vương nhà Chu
(316 TCN) đã bị nước Tần diệt rồi, làm gì có vua nữa ? Huống chi từ Thục
đến Văn Lang còn có đất Kiện Vi (nay thuộc Vân Nam), đất Dạ Lang,
Cùng, Túc, Nhiễm Mang v.v... cách nhau hàng hai ba ngàn dặm, có lẽ nào
Thục vượt qua được các nước ấy mà sang đánh lấy Văn Lang? .... Hoặc giả