Nam Giao). Khổng An Quốc thời Tây Hán chú giải Kinh Thư, chỉ cho Nam
Giao là phương Nam. Mãi đến thời Đường, Tư Mã Trinh mới giải thích
Nam Giao là Giao Chỉ ở phương Nam.
3 Theo thiên Vũ Cống trong Kinh Thư, chín châu là Ký, Duyện, Thanh, Từ,
Dương, Kinh, Dự, Lương Ung.
4 Bách Việt: là từ mà người Hán dùng để gọi chung các tộc người khác Hán
sống ở miền nam Trung Quốc thời xưa. Từ này lần đầu tiên thấy chép trong
Sử Ký (Ngô Khởi Truyện của Tư Mã Thiên.
5 Việt Thường Thị: tên nước thời cổ ở phía Nam Trung Quốc có quan hệ
với nhà Chu (hiến chim trĩ cho Thành Vương), lần đầu tiên được ghi trong
sách Thượng Thư Đại Truyện. Có nhiều giải thích khác nhau, có thuyết nói
rằng Việt Thường Thị ở miền quận Cửu Đức, tức miền Hà Tĩnh (Thủy
Kinh Chú, Cựu Đường Thư); có thuyết nói Việt Thường thị ở vị trí nước
Lâm Ấp đời sau (Văn Hiến thông khảo, Minh Sử, Minh nhất thống chí).
6 Thần Nông: theo truyền thuyết Trung Quốc, là một trong 5 vị đế thời
thượng cổ, dạy dân biết cày bừa trồng trọt, cũng gọi là Viêm Đế.
7 Theo Mục lục kỷ niên của Đại Việt Sử Ký và câu kết của Kỷ Hồng Bàng
thị (NK1, 5b) thì từ năm Nhâm Tuất đến năm Quý Mão (258 TCN) cộng
2622 năm. Vậy năm Nhâm Tuất là năm 2879 TCN. Đó chỉ là một niên đại
suy đoán trên cơ sở - như trong Phàm lệ đã nói rõ - muốn đặt Kinh Dương
Vương ngang với Đế Nghi.
8 Ngũ Lĩnh: có nhiều thuyết khác nhau, đại khái chỉ 5 ngọn ở biên giới phía
nam của Trung Quốc. Theo Quảng Châu ký, đó là các núi: Đại Dũ, Thủy
An, Lâm Hạ, Quế Dương, Yết Dương.
9 Nguyên văn: "Thú Động Đình Quân nữ, viết Thần Long". Theo câu này
thì phải hiểu Thần Long là tên người con gái của Động Đình Quân. Nhưng
ở đoạn dưới (tờ 2b), soạn giả lại viết: "Kinh Dương Vương lấy con gái của
Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân". Như vậy tên của Động Đình Quân là
Thần Long.
10 Kinh Dịch: Hệ từ.
11 Truyền thuyết Trung Quốc nói là bà Giản Địch (vợ thứ Đế Cốc) nuốt
trứng chim huyền điểu, có mang, sinh ra ông Tiết, tổ của nhà Ân - Thương.