"Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có
được thiên hạ"
933
.
Quốc Tuấn rút gươm kể tội:
"Tên loạn thần là từ đức con bất hiếu mà ra", định giết Quốc Tảng, Hưng
Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới
tha. Đến đây, ông dặn Hưng Vũ Vương:
"Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng".
Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn
Kiếp, được tặng Thái sư [10b] thượng phụ thượng quốc công Nhân Vũ
Hưng Đạo Đại Vương.
Thánh Tông có soạn bài văn bia ở sinh từ [của Quốc Tuấn], ví ông với
Thượng phụ [ngày xưa]
934
. Lại vì ông có công lao lớn, gia phong là
Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác,
từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong tước rồi tâu sau. Nhưng
Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi giặc Hồ vào
cướp, Quốc Tuấn lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ
cho họ làm lang tướng giả chứ không cho họ tước lang thực, ông kính cẩn
giữ tiết làm tôi như vậy đấy.
Quốc Tuấn lại từng soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền, dẫn chuyện
Kỷ Tín chết thay để cứu thoát Hán Cao
935
, Do Vu giơ lưng chịu giáo để
cứu Sở Tử
936
Thế là dạy đạo trung đó.
Khi sắp mất, ông dặn con rằng: Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng
xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để
người đời không biết chỗ nào, lại phải [làm sao cho] mau phục [11a].
Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, người Nguyên hai lần vào cướp, ông liên tiếp
đánh bại chúng, sợ sau này có thể xảy ra tai họa đào mả chăng. Ông lo nghĩ
tới việc sau khi mất lại như thế đấy.
Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu
là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ
Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ
Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó