mối mọt.
Học đánh cờ thì vẽ bàn cờ và quân cờ lên trần nhà, rồi ngồi nhìn và suy tính
kỹ càng, người đương thời khen là giỏi cờ.
[Trọng Tử] thường mời đạo sĩ làm phép trấn yểm, đạo sĩ vào chổ ngồi,
nhưng mọi việc đều do Trọng Tử làm cả, mà đạo sĩ thì không phải nói một
lời nào. Khi công chúa Thiên Trân mất, các vương hầu đều tới điếu viếng,
thầy cúng làm phép "hú vía", nhưng thiếu người trả lời. Trọng Tử cố hỏi là
người trả lời phải đứng ở chỗ nào, rồi đến ngay chỗ khuất người để trả lời,
mọi người đều che miệng cười. Đại khái, tài khéo léo của ông đều như thế
cả).
[ 27a] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Triều đình cốt phải nghiêm. Rước đưa linh
cữu thì cần gì phải đến tể tướng dẹp người, hữu ty dùng kế mới đi được? là
bởi nhà trần khoan hậu thì có thừa mà nghiêm khắc thì không đủ vậy!.
Xá lỵ của Nhân Tông đưa cất vào bảo tháp, có sư Trí Thông phụng hầu.
Trước đây, khi Nhân Tông xuất gia, sư chùa Siêu Loại là Trí Thông tự đốt
cánh tay mình, từ bàn tay đến tận khuỷu tay, vẫn ung dung không biến sắc.
Nhân Tông vào xem, Trí Thông đặt chỗ cho vua ngồi, lạy và nói: "Thần
tăng đốt đèn đó! Đốt đèn xong, về viện ngũ kỹ, ngũ dậy, chỗ bỏng lửa
phồng lên sẽ khỏi hết".
Đến đây, Nhân Tông băng, Trí Thông liền sai vào núi Yên Tử ở hầu bảo
tháp chứa xá lỵ. Đến đời Minh Tông, ông tự thiêu mà chết.
Năm này nước to, đói.
[27b] Tân Hợi, [Hưng Long] năm thứ 19 [1311], (Nguyên Chí Đại năm thứ
4). Đặt đô Toàn kim cương, thích ba chữ ở trán, theo lệ Chân thượng đô,
Quân Thiên thuộc có đô Phù đồ thượng và đô Phù đồ hạ.
Nhận con gái của nhà sư người Hồ là Du Chi Bà Lam vào cung.
Sư đã sang ta vào thời Nhân Tông, vẻ người già nua, tự nói là 300 tuổi, có
thể ngồi xếp bằng nổi trên mặt nước, lại có thể thu cả ngũ tạng lên ngực,
làm cho trong bụng lép kẹp, chỉ còn da bụng và xương sống thôi. Sư chỉ ăn
lưu hoàng, mật, rau dưa, ở mấy năm thì về nước, đến nay lại sang ta. Vua
lấy con gái sư là Đa La Thanh vào cung. Nhà sư sau mất ở Kinh sư.
(Đời Minh Tông có sư người Hồ là Bồ Đề Thất Lý sang ta, cũng có thể