giống nổi trên mặt nước, nhưng nằm ngửa mà nổi, không giống nhà sư Du
Chi).
Mùa đông, tháng 12, vua thân đi đánh Chiêm Thành, vì chúa nước ấy là
Chế Chí? (có sách ghi là phan trắc).
Nhâm Tý, [Hưng Long] năm thứ 20 [1312], (Nguyên Nhân Tông Ái Dục
Lê Bạt Lực Bát Đạt Hoàng Khánh năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng,
ngày 17, mặt trời [28a] rung động.
Mùa hạ, tháng 5, dụ bắt được chúa Chiêm Thành Chế Chí đem về; phong
em hắn là Chế Đà A Bà Niêm làm Á hầu trấn giữ đất ấy.
Trước đó, Chế Chí sai người sang cống. Người ấy là trại chủ Câu Chiêm.
Vua sai Đoàn Nhữ Hài bí mật ước hẹn với hắn. Đến khi vua đích thân đi
đánh, đến phủ Lâm Bình, chia quân làm ba đường: Huệ Vũ Vương Quốc
Chẩn theo đường núi, Nhân Huệ Vương Khánh Dư theo đường biển, vua tự
dẫn sáu quân theo đường bộ; thủy bộ, cùng tiến. Lấy Đoàn Nhữ Hài làm
Thiên tử chiêu dụ sứ đi trước.
Vua đến Câu Chiêm dừng lại. Nhữ Hài sai người tới chỗ trại chủ, nói rõ ý
yêu cầu quốc chủ ra hàng. Trại chủ báo cáo với Chế Chí. Chế Chí nghe
theo, đem gia thuộc đi đường biển tới hàng. Nhân Huệ Vương đem quân
đuổi theo. Nhữ Hài lập tức chạy thư tâu rằng:
"Khánh Dư định cướp công vua".
Vua giận lắm, sai bắt giám quân của Khánh Dư là Nguyễn Ngỗi đem chặt
[28b] chân. Nhân Huệ sợ, đến ngự doanh tạ tội và nói rằng:
"Thần sợ nó đến giữa biển lại đổi bụng khác, nên mới chặn đằng sau thôi".
Vua nguôi giận, sai chia quân đi tuần các bộ lạc. Người Chiêm tụ tập định
đánh vào ngự doanh. Tiếng voi đã gần, quân sĩ có vẻ lo sợ. Được vài hôm,
quân của Huệ Vũ Vương ự tìm đường mà tới, người Chiêm chạy tan. Trận
này không mất một mũi tên mà Chiêm Thành bị dẹp, đó là công sức của
Nhữ Hài.
Ngày vua đóng ở Câu Chiêm, Minh Hiến Vương Uất (con út của Thái
Tông) ở trong doanh trại, bàn tán biện bác, mê hoặc lòng quaân. Vua giận,
đuổi ra khỏi dinh, lệnh cho các quân không được thu nhận. Minh Hiến bèn
cùng vài mươi gia đồng ngủ ở ngoài nội. Phạm Ngũ Lão nghe tin ấy vội