Ba quân tựa cọp nuốt trôi trâu.
Trai chưa trả nợ công danh được,
Còn thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu)1015 .
Ông huấn luyện quân đội rất có kỷ luật, đối đãi tướng hiệu tực như người
nhà, cùng đồng cam cộng khổ với binh sĩ, cho nên quân đi tới đâu, không ai
dám chống; tất cả chiến lợi phẩm thu được đều sung vào kho quân, coi của
cải như không, là bậc danh tướng của một thời vậy.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Tôi từng thấy các danh tướng nhà Trần như Hưng
Đạo Vương thì học vấn [38b] tỏ ra ở bài hịch, Phạm điện súy thì học vấn
biểu hiện ở câu thơ, không chỉ có chuyện về nghề võ. Thế mà dùng binh
tinh diệu, hễ đánh là thắng, đã tấn công là chiếm được, người xưa cũng
không một ai vượt nổi các ông. Lê Phụ Trần thì dũng lược đứng đầu ba
quân, một mình một ngựa xông pha trong lúc gian nguy, mà tài văn học của
ông đủ để dạy bảo thái tử. Đủ biết, nhà Trần dùng người, vốn căn cứ vào tài
năng của họ để trao trách nhiệm. Còn như quân Thiên thuộc (tức là quân
Thiên vũ) mà cấm không được vào học. Giả sử có người văn võ toàn tài
sinh ra ở trong đó, thì chẳng bị kìm hãm lắm sao!
Tháng 12, ngày 12, táng Thượng hoàng vào Thái lăng ở Yên Sinh (Thái
Lăng ở núi Yên Sinh, hai lăng Mục Lăng và Phụ Lăng cũng ở đó), miếu
hiệu là Anh Tông, thụy hiệu là Hiển Văn Duệ Vũ Khâm Minh Nhân Hiếu
Hoàng Đế.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Gốc của thiên hạ là ở nước, gốc của nước là ở
nhà, [39a] gốc của nhà là ở mình. Có dạy được người trong nước. Đời
Đường Ngu thịnh trị chẳng qua cũng là như vậy. Kinh Thư ca ngợi Đế
Nghiêu dẫn dắt muôn dân bỏ ác làm thiện, đi tới thịnh trị, thì hẳn là vì trước
hết ông biết thân yêu họ hàng
1016
, cũng tức là đã thực hiện giáo hóa bắt
đầu từ trong nhà vậy. Tôi đọc sử chép về Anh Tông, thấy không ngần ngại
sửa bỏ lỗi lầm, kính cẩn thờ phụng cha mẹ, hòa mục với họ hàng, truy tôn
tổ tiên làm đế làm hậu, chu đáo trong cúng tế, thận trọng trong tang lễ, đều
là phải đạo; trong nhà đủ làm khuôn phép, người ngoài bắt chước theo. Cho
nên trên thì Nhân Tông khen là hiếu, dưới thì Minh Tông tuân theo khuôn