Trung Ngạn có tính hay sơ xuất. Bấy giờ, Bảo Vũ Vương được ban tước
Tạo y thượng vị hầu
1024
, Trung Ngạn ghi sổ, lại xếp vào hàng Tử y
1025
.
Vua thương ông có tài, vả lại cũng là do lầm lỡ, không bắt tội, nên đuổi ra
làm quan bên ngoài. Trung Ngạn từng làm bài thơ tự phụ rằng:
Giới Hiên tiên sinh lang miếu khí,
Diệu kinh dĩ hữu thốn ngưu chí.
Niên phương thập nhị thái học sinh,
Tài đăng thập lục sung đình thí.
Nhị thập hựu tứ nhập gián quan,
Nhị thập hựu lục Yên kinh sứ.
(Giới Hiên tiên sinh tài lang miếu1026 ,
Có chí nuốt trâu từ niên thiếu.
Tuổi mới mười hai thái học sinh,
Vừa đến mười sáu dự thi đình.
Hai mươi bốn tuổi làm quan gián,
Hai mươi sáu tuổi sứ Yên Kinh)1027 .
Ông kiêu căng như vậy đấy. Về sau, hai lần sung chức [44b] Hựu sảnh
1028
.
Đến thời Dụ Tông, vào chính phủ, giữ trọn tiếng tốt, không phụ là bậc nho
giả, thọ hơn 80 tuổi. Có Giới Hiên tập lưu hành ở đời.
Bấy giờ Trương Hán Siêu làm Hành khiển. Một hôm, Siêu nói trong triều
rằng hình quan Phạm Ngộ và Lê Duy ăn hối lộ. Vua lập tức sai điều tra.
Hán Siêu nói kín với người khác:
"Tôi làm việc ở chính phủ, được chúa thượng tin dùng, cho nên mới nói
thế, biết đâu lại có chuyện tra xét này!".
Vua nghe vậy nói: "Hành khiển là quan ở sảnh, Thẩm hình là quan ở viện,
ta đều tín nhiệm cả. Sao lại làm ta tin quan sảnh mà ngờ quan viện?".
Đến khi tra hỏi, Hán Siêu đuối lý phải phạt 300 quan tiền.
Ít lâu sau, lấy Phạm Ngộ làm Tham tri chính sự đồng tri thượng thư Tả ty
sự, chức ngang với Hán Siêu. Ngộ tuy học vấn không bằng Hán Siêu,
nhưng làm quan thanh liêm cẩn thận, được tiếng khen ở thời đó.